63 tuổi, một mình với một chiếc chaly nhỏ bé lỉnh kỉnh những "túi đồ nghề", họa sĩ Đặng Ái Việt (vợ của cố NSND Phạm Khắc) rong ruổi khắp Bắc, Trung, Nam chỉ để tìm, vẽ cho được chân dung các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng.

 

Sau 4 tháng rưỡi, vượt qua hơn 3.200km, 181 ký họa về Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đã được hoàn thành. Vậy là hành trình "tri ân và trả ơn cuộc đời" của bà đã được rút ngắn một chặng...

Hành trình và khát vọng…

Vài ngày trước, mới nghe họa sĩ Ái Việt kể vẫn "cắm bản" ở Quảng Trị, đang nấu cơm ăn cùng với một Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, ngày 4/6, vừa gọi điện đã thấy bà hồ hởi thông báo mình đang dừng chân ở nhà mẹ Đàm Thị Mính ở thôn Tiên Tiến, xã Quảng Châu, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình.

Việc thực hiện ký họa chân dung các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên khắp cả nước không phải là ý tưởng đột xuất và nhất thời mà đã là nguyện vọng từ rất nhiều năm trước của họa sĩ. Nữ họa sĩ Ái Việt cho biết. Từ vài chục năm trước, bà đã ao ước được gặp, được làm điều gì đó cho những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, để bù đắp, dù chỉ là một phần nhỏ nhoi đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho sự sống tốt đẹp của ngày hôm nay. Ước thế nhưng sau này, về công tác tại Trường Đại học Mỹ Thuật TP HCM, bao bộn bề lo toan của cuộc sống cứ đẩy đưa về phía trước, nên bà chưa có cơ hội để thực hiện. Năm 2007, sau khi người chồng yêu quý mất, bà quyết định dành thời gian cho kế hoạch vẽ chân dung tất cả những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên cả nước.

Đúng mùng 6 Tết (19/2/2010), một người, một xe với lỉnh kỉnh những "đồ nghề", bà xuất phát từ TP Hồ Chí Minh ra các tỉnh phía Bắc. Thấm thoắt vậy mà đã 4 tháng rưỡi và 181 bức ký họa đã được bà hoàn thành là một thành quả lao động thật đáng khâm phục. Mới đây nhất, khi đặt chân đến Quảng Trị, con số thống kê cho thấy, tỉnh có đến cả ngàn người mẹ được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng nhưng chỉ 35 mẹ còn sống. Bà cứ ân hận trách mình đã không thể bắt đầu cuộc hành trình tìm đến với các mẹ được sớm hơn.

Hoạ sĩ Đặng Ái Việt miệt mài làm việc.

"Cuốn từ điển sống" về các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

Hỏi họa sĩ Ái Việt về bất kỳ "người mẫu" nào của bà hiện nay, gần như ngay lập tức đều có câu trả lời. Không chỉ ký họa chân dung, bà còn nắm "lý lịch" của những Bà mẹ Việt Nam Anh hùng mà mình tiếp cận rất kỹ cả về tuổi tác, hoàn cảnh gia đình, quê hương bản quán… Chia sẻ về các "người mẫu" đặc biệt của mình, họa sĩ Ái Việt tự hào kể rằng: Mặc dù từng đọc, từng tìm hiểu, từng được nghe rất nhiều chuyện về những người phụ nữ Việt Nam Anh hùng nhưng phải trực tiếp gặp các mẹ, được trò chuyện, chứng kiến cuộc sống của các mẹ mới thực sự hiểu thế nào là mẹ Anh hùng. Trước các mẹ, bà thấy mình còn nhỏ bé quá.

Còn nhớ, ngày đầu tiên đến gặp mẹ Nguyễn Thị Thứ ở Điện Bàn, Quảng Nam, chuyện về mẹ cả nước đã biết rồi, bản thân nữ họa sĩ cũng đã nghe nhiều, đọc nhiều, sách báo cũng viết nhiều rồi, song bà không thể ngờ mẹ lại vĩ đại đến thế. Mẹ Thứ Anh hùng, con của mẹ Nguyễn Thị Trị cũng là Anh hùng. Đây cũng không phải là trường hợp hai mẹ con cùng được phong tặng danh hiệu Anh hùng duy nhất. Mẹ Trần Thị Dẫn, sinh năm 1918, quê ở xã Xuân Phúc, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chồng và 2 con đều hy sinh trong kháng chiến. Con gái mẹ Văn Thị Xuân cũng là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân… Những gia đình như thế, những người phụ nữ như thế có lẽ chỉ có ở Việt Nam mình mới có và có lẽ cũng chỉ có phụ nữ Việt Nam mới Anh hùng đến thế. Tự hào lắm chứ!

Được biết, cho đến hôm nay, bạn bè, đồng nghiệp, người thân vẫn theo sát từng bước đi của họa sĩ Ái Việt. Bà kể rằng, có khi đó chỉ là những câu hỏi thăm qua điện thoại nhưng từ đáy lòng, bà rất vui. Ngày chúng tôi ghé thăm căn hộ của gia đình họa sĩ Ái Việt tại Bình Thạnh, hai người cháu của bà cho biết, cả nhà đi công tác vắng nhưng riêng với bà thì cứ khoảng 6h chiều, thường cách một ngày lại liên lạc một lần. Mỗi lần gọi đến gọi đi là bà cháu cứ ríu rít hết chuyện này đến chuyện khác. Tranh của bà mang về đợt 1 đã triển lãm dịp 30-4 được chuyển về cất cẩn thận.

Họa sĩ Ái Việt cũng cho biết, nếu theo đúng dự kiến, khoảng tháng 7 hoặc tháng 8, có mặt ở Thủ đô Hà Nội. Lộ trình trở lại TP HCM, bà tính đi theo tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nhưng nhiều người khuyên đi xe gắn máy sẽ bất tiện vì không có trạm đổ xăng nên bà đang phân vân không biết có thực hiện được không. Nhưng dù thế nào thì đúng 20/10, một triển lãm tiếp theo về chân dung các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn đang sống ở khắp các tỉnh, thành từ TP HCM trở ra phía Bắc qua ký họa của bà sẽ chính thức được "trình làng". Sau đó, hành trình tìm vẽ chân dung các mẹ sẽ tiếp tục được thực hiện tại các tỉnh, thành phía Nam, từ TP Hồ Chí Minh trở vào đất mũi Cà Mau…

 

                                                                                     Theo CAND

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục