Một cảm giác thật đặc biệt khi nhìn thấy những tác phẩm của nhà điêu khắc Hungary Farkas Aladár đang trưng bày tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Như lời của ông Varalzai Marton-Đại biện lâm thời sứ quán Hungary tại Việt Nam: “Sau thời gian dài chờ đợi, chúng đã “về nhà”. Không quá khi dùng từ về nhà, bởi tất cả những tác phẩm đã nói với chúng ta về lòng dũng cảm, lòng yêu tự do, khát vọng tự do đến tột cùng và về khát vọng cuộc sống của nhân dân Việt Nam”.

 
Triển lãm điêu khắc mang tựa đề “Cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam” của nhà điêu khắc Hungary Farkas Aladár, nhân kỷ niệm 60 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Hungary - Việt Nam, do Đại sứ quán nước Cộng hoà Hungary tại Hà Nội phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam – Hungary tổ chức.


38 tác phẩm của nhà điêu khắc Farkas Aladár sáng tác tại Hungary trong thời kỳ nhân dân Việt Nam phải đương đầu với cuộc chiến đấu giành độc lập. Những tác phẩm này đã được triển lãm lần đầu tiên tại Budapest năm 1965 và được giới thiệu tại triển lãm Berlin (Đức) năm 1971.



Mùa Xuân Việt Nam.

Một điều ngạc nhiên là nghệ sĩ Aladár đã không có bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào với người Việt Nam trước khi sáng tác những tác phẩm này. Không chứng kiến hiện trường, không có sự hiểu biết cụ thể nào về các chiến sĩ Việt Nam, nhưng qua các phương tiện truyền thông, tin tức đến Hungary về cuộc chiến tranh Việt Nam đã tác động mạnh mẽ tới ông, được ông truyền tải lên những tác phẩm bằng nguồn cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ. Nguồn cảm hứng, sức tưởng tượng đó được nuôi dưỡng từ sự đồng cảm, sự tương đồng về tâm hồn, cảm nhận chung về cuộc sống có được từ lòng yêu tự do giống nhau của nhân dân hai nước.

Có lẽ, ông thấu hiểu được những nỗi khủng khiếp của thế chiến lần thứ II. Nhờ đó ông đã có khái niệm về sự tàn khốc của chiến tranh. Ông hiểu rõ cảm giác cuộc sống đau thương mất mát, nô lệ và bị phụ thuộc, và ông hiểu lòng khát khao tự do, cảm giác của niềm hy vọng và sự hy sinh.

Tuy vậy, trên các tác phẩm điêu khắc đó người ta không thấy sự khốc liệt mà chỉ thấy chủ nghĩa nhân văn và sự đồng cảm sâu sắc. Trong những khối kim loại khô khan đó là những cảm giác, những suy nghĩ, sự sợ hãi, lòng dũng cảm cũng như sự hy sinh, hay niềm vui của cuộc sống… Nhìn những tác phẩm, công chúng dễ dàng cảm nhận những suy nghĩ và tình cảm đó của nghệ sĩ Aladár.


Việt Nam chiến đấu.

Được biết, sau khi hoàn thành các tác phẩm điêu khắc này, nghệ sĩ đã có ý nguyện đưa sang Việt Nam, nhưng do điều kiện chiến tranh, ý nguyện này đã không thực hiện được. Tuy nhiên tin tức về chúng và những bức ảnh chụp đã được chuyển sang Việt Nam. Hoạt động sáng tác của nghệ sĩ Aladár toát lên sự đồng cảm với nhân dân Việt Nam đã làm cho Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động, và nghệ sĩ Aladár đã được mời sang Việt Nam. Cuộc gặp trực tiếp của ông với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn ra trong năm 1967, những bức ảnh trong lần gặp gỡ này cũng được trưng bày tại triển lãm nhân dịp này, là minh chứng cho những kỷ niệm không bao giờ phai.

Con gái của nghệ sĩ Aladár, bà Farkas Luca cũng là người thừa kế những tác phẩm điêu khắc đặc biệt đã bày tỏ tiếc nuối khi ông đã không còn sống, để có mặt trong cuộc triển lãm này. Ước mơ của ông, là mang những tác phẩm trở “về nhà” của nó đã được thực hiện sau hơn 40 năm sáng tác. Đây là sự tôn kính xứng đáng cho nhà điêu khắc Farkas Aladár, khi đất nước Việt Nam đã và đang chuẩn bị cho rất nhiều các hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thống nhất đất nước, 65 năm Quốc khánh Việt Nam, 1000 năm Thăng Long-Hà Nội…
 
 
 
                                                                                          Theo ND

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục