Một công nhân hậu đài - anh Nguyễn Minh Ngà - bị điện giật té từ độ cao 6 m làm chấn thương cột sống. Tai nạn này và nhiều tai nạn khác là những tiếng cảnh báo về an toàn trên sàn diễn

 
Hôm qua, 14-6, các bác sĩ Trung tâm Chấn thương chỉnh hình TPHCM đã giải phẫu cột sống của anh Nguyễn Minh Ngà, công nhân hậu đài thuộc Đoàn xiếc TPHCM, người bị tai nạn trong lúc tháo dây đu bay và hệ thống kỹ xảo sử dụng trong vở cải lương - xiếc Mụ phù thủy và cây đũa thần (do Đoàn 1 Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và Đoàn xiếc TPHCM phối hợp tổ chức) diễn ra trong đêm 2-6 tại rạp Hưng Đạo.
Tiết mục xiếc đu dây trong vở Mụ phù thủy và cây đũa thần. Ảnh: Hoàng Dũng
 
Rủi ro đe dọa
 
Kể lại sự cố này, các nhân viên của rạp Hưng Đạo còn chưa hết lo sợ. Anh Võ Anh Kiệt, chuyên viên âm thanh, cho biết: “Trong vở diễn có hệ thống điện và dây đu bay nâng bàn đỡ cho chiếc thảm bay, một tiết mục rất độc đáo của Đoàn xiếc TPHCM. Sau suất diễn này, sáng 3-6, anh Ngà có nhiệm vụ tháo hệ thống điện và dây đu bay để trả lại sân khấu cho một vở diễn khác.
 
Do điện bị rò rỉ, anh bị điện giật dính vào thanh sắt. Nghe tiếng anh kêu cứu, những người có mặt đã tri hô. Một nhân viên của rạp đã kịp thời cúp hệ thống điện, anh Ngà rơi từ độ cao khoảng 6 m xuống sàn sân khấu  và bất tỉnh. Anh em hậu đài và nhân viên rạp đã kịp thời đưa anh Ngà vào bệnh viện cấp cứu”.
 
Dư luận chưa quên một sự cố sập sân khấu làm một diễn viên múa tử nạn và ít nhất 8 diễn viên khác bị thương ở nhiều cấp độ khác nhau trước lễ khai mạc Festival Trái cây VN, diễn ra tại TP Mỹ Tho (Tiền Giang) hồi tháng 4-2010. Nạn nhân xấu số là chị Nguyễn Thị Tường Vi (23 tuổi, quê Đồng Nai), diễn viên múa của Vũ đoàn Rạng Đông thuộc Trung tâm Văn hóa quận 5 - TPHCM.
 

Cho đến nay, anh Nguyễn Mạnh Học, chồng của chị Vi, ở ấp Bình Hóa, xã Hóa An, TP Biên Hòa - Đồng Nai, người chứng kiến trực tiếp cái chết của vợ, vẫn chưa hết bàng hoàng, đau đớn. Anh kể trong nước mắt: Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 18-4, vợ chồng anh cùng cả đoàn từ TPHCM có mặt tại sân khấu chính của khu lễ hội ở TP Mỹ Tho để chạy chương trình cho buổi lễ khai mạc vào tối 19-4.

 
Khoảng 8 giờ xe đến Mỹ Tho, chưa kịp về khách sạn, cả đoàn đến ngay sân khấu để ráp chương trình. Theo sắp xếp của đạo diễn chương trình, tốp múa có chị Vi tham gia hai tiết mục. Sau khi ráp tiết mục đầu hoàn hảo, chị Vi cùng nhóm múa chạy tiếp tiết mục thứ hai. Khi cả nhóm múa gồm 9 người tụ lại giữa sân khấu thì bất ngờ sân khấu bị sập xuống.
 
Lúc này, anh Học nghe tiếng đổ sập rất lớn. Hốt hoảng, anh chạy lên sân khấu cứu giúp những diễn viên múa bị ngã xuống hố được thiết kế cho bục nâng giữa sân khấu. Khi nhìn xuống chỗ bị đổ sập (cao khoảng 5-6 m) thì thấy nhiều diễn viên nữ bị thương nặng, kêu khóc thảm thiết, riêng vợ anh nằm bất động. Anh vội chạy xuống cánh gà, chui vào gầm sân khấu ẵm vợ ra. Sau đó vợ anh đã tử vong vì bị thương quá nặng.
 
NSƯT Thành Lộc cũng bị té ngã chấn thương cột sống phải nằm điều trị hàng tháng trời, trong lúc diễn màn đu bay trong vở Cậu bé rừng xanh cách đây không lâu, tại rạp xiếc 23-9. Điều này minh chứng cho những lời cảnh báo không bao giờ cũ đó là sự thiếu cẩn trọng trong việc giám sát độ an toàn của các phương tiện phục vụ biểu diễn.
 
Ai bảo vệ người lao động?
 
NSND Kim Quy nói: “Tôi rất phẫn nộ khi biết do sân khấu bị sập và gây ra cái chết thương tâm cho diễn viên. Với một sân khấu mà độ an toàn chưa được kiểm định và giám sát thì không thể để diễn viên tập dượt chương trình được. Bài học này đau đớn quá”.
 

Các vụ tai nạn xảy ra đều được các đơn vị, cá nhân liên đới trách nhiệm giải quyết ổn thỏa, bằng nhiều hình thức đền bù, hỗ trợ. Nhưng mạng sống của người bị nạn đã bị cướp mất hoặc phải chịu thương tật, gây đau khổ cho người thân, trở thành gánh nặng cho gia đình.

NSƯT Trần Ngọc Giàu kể: “Cách đây không lâu khi xem vở cải lương Trái tim em nói thế tại rạp Hưng Đạo, cảnh nghệ sĩ Hồng Yến nhảy từ độ cao 6 m xuống sàn diễn làm tôi đứng tim.
 
Sau đó, tôi góp ý nên bỏ cảnh nguy hiểm này vì không an toàn cho tính mạng nghệ sĩ. Rạp Hưng Đạo cũng như tại một số rạp hát khác, các phương tiện biểu diễn đã quá cũ kỹ, xuống cấp và không còn bảo đảm độ an toàn”.
 
Đại hội Sân khấu TPHCM sẽ diễn ra trong hai ngày 17 và 18-6. Vấn đề bảo vệ tính mạng của người lao động cũng phải được đưa lên hàng đầu để mổ xẻ, tìm giải pháp tốt nhất để tình trạng tai nạn trên các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật nói chung, sân khấu nói riêng, không còn tái diễn.
 
Chưa có thói quen kiểm tra độ an toàn
 
Đạo diễn - NSƯT Hoa Hạ cho biết trước đây khi dựng vở Kim Vân Kiều, Chiếc áo thiên nga, live show NSƯT Thoại Mỹ “tung cánh phượng hồng”, chị rất chú ý đến hệ thống dây bay và dàn bục của sân khấu, nếu chưa an toàn thì chưa thể tập dượt. Ngay cả những tiết mục khó nhất trong vở phải đu dây, trèo lên trèo xuống những cái bục cao... đích thân chị kiểm tra độ an toàn rồi mới cho diễn viên thao tác.
 
Chị nói: “Chúng ta chưa có thói quen kiểm tra độ an toàn cần thiết cho một chương trình biểu diễn, dù lớn hay nhỏ. Khi sự cố đáng tiếc xảy ra mới thấy hậu quả quá lớn nhưng đã quá muộn. Tôi thường xuyên kiến nghị với hội đồng nghệ thuật Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch TPHCM về việc không cấp giấy phép cho các vở diễn không bảo đảm độ an toàn trên sàn diễn khi các vở diễn đó có sử dụng dây bay”.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục