Triển lãm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Lịch sử, Văn học và Báo chí.

Triển lãm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Lịch sử, Văn học và Báo chí.

Nhân dịp kỷ niệm 85 năm ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2010) Diễn đàn Sachxua.net, Thư viện Hà Nội và Trung tâm văn hoá Ngôn ngữ Đông Tây tổ chức Triển lãm “Báo chí Việt Nam (1865 - 1954) - Quá trình hình thành và phát triển”.

Lịch sử văn học Việt Nam thời cận đại gắn liền với sự hình thành và phát triển của báo chí. Có thể nói văn học quốc ngữ đã thoát thai từ báo chí với rất nhiều tác phẩm văn học xuất hiện đầu tiên trên mặt báo trước khi được in thành sách.

Trong suốt 145 năm qua, kể từ khi tờ báo đầu tiên của nước nhà (tờ Gia Định báo) ra đời, việc trưng bày cho công chúng một cách có hệ thống về diện mạo báo chí Việt Nam mới chỉ được thực hiện 2 lần tại Sài Gòn năm 1943 và năm 1966. Triển lãm lần này nối tiếp 2 cuộc triển lãm ấy nhằm mục đích giới thiệu với công chúng về nền báo chí nước nhà từ khi hình thành năm 1865 đến năm 1954 qua những ấn phẩm quý hiếm.

Triển lãm thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Lịch sử, Văn học và Báo chí.

Triển lãm cũng nhằm tôn vinh những tờ báo, những nhà báo tên tuổi đã làm rạng danh cho nền báo chí Việt Nam như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Tưởng, Ngô Tất Tố… thông qua việc trưng bày hiện vật  là mũ, máy ảnh, thẻ nhà báo, những trang bút tích của họ. Đặc biệt tại đây cũng trưng bày bản gốc thư của chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam bộ (có thủ bút và chữ ký của Bác).

Mở cửa từ sáng 16/6, triển lãm thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà sử học, những nhà nghiên cứu về lịch sử văn học cũng như báo chí nói chung.

GS Nguyễn Chương Thầu, nguyên cán bộ của Viện Sử học, hiện là CTV của Trung tâm Văn hoá Đông Tây rất vui mừng khi đến triển lãm và khâm phục ban tổ chức vì đã tập hợp được một số lượng lớn tờ báo cổ rất quý hiếm, thậm chí có nhiều tờ ở Thư viện Quốc gia cũng không có và lâu nay bác chỉ mới được nghe nói đến như “Loa”, “Khuê phòng”, “Tân Văn”… “Đối với những người làm công tác nghiên cứu về xã hội nhân văn như chúng tôi thì bộ sưu tập này đóng vai trò rất quan trọng. Hy vọng buổi triển lãm này sẽ nhắc nhở những nhà làm văn hoá về công tác bảo tồn, lưu giữ vốn văn hoá cho con cháu mai sau, bởi vì đặc thù của báo chí là không bao giờ tái bản được” - GS nhận xét.

Anh Dương Quốc Đông, thành viên Diễn đàn Sachxua.net chia sẻ: “Triển lãm được chuẩn bị trong 4 tháng, có sự đóng góp ý tưởng của các thành viên diễn đàn, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của những nhà nghiên cứu. Việc cho ra mắt công chúng những tờ báo cổ là nhờ ở sự kiên trì tìm tòi, sưu tập của các thành viên, đồng thời sự đóng góp rất lớn của các nhà sưu tập tư nhân”.

Toạ đàm về Quá trình phát triển báo chí quốc ngữ với nhiều thông tin bổ ích.

Triển lãm mở cửa từ 9h - 17h hàng ngày từ 16 - 20/6/2010 tại Thư viện Hà Nội, 47 Bà Triệu, Hà Nội

 

                                                                                Theo CAND

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục