Dạo qua thị trường sách thiếu nhi hè 2010, ai cũng dễ dàng cảm thấy bắt mắt và rất phong phú. Thế nhưng không ít người quan ngại về một thị trường bát nháo đủ kiểu từ nội dung đến hình thức thể hiện.

Sự tấn công ồ ạt của “hàng ngoại”

Theo Ban Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn, cả nước có khoảng 200 cây bút viết cho thiếu nhi. Thế nhưng thị phần của sách nội chỉ chiếm chưa đầy 15%, còn khoảng trên 85% là sách ngoại. Và dĩ nhiên, các tập truyện tranh đến từ Nhật Bản và Trung Quốc là lựa chọn số một, là món ăn tinh thần hấp dẫn nhất đối với các độc giả nhí và lứa tuổi ô mai. Ngoài Đôrêmon đã đặt chân đến Việt Nam hàng chục năm, nay được NXB Kim Đồng cho tái bản lại dưới hình thức mới, là các tập truyện: Mèo Angus, Hiệp khách giang hồ, Bogu tiểu long thần, Dấu ấn rồng thiêng, Nữ hoàng Ai Cập, Hội mắt nai, Phiên Vân Phúc Vũ, Một nửa Ramma,... Ngoài việc trình bày đẹp, hợp với thị hiếu của đối tượng độc giả nhí và tuổi teen, còn có những điều mới lạ mà trong cuộc sống hàng ngày ít khi đề cập đến. Lời thoại ngắn, ít lý sự vòng vèo kèm theo tranh ảnh nhiều màu sắc, đẹp, ngộ nghĩnh cũng là một lợi thế của loại sách truyện tranh. Trong khi đó sách trong nước quanh đi quẩn lại cũng chỉ vài cuốn truyện cổ tích như: Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Sơn tinh - Thủy tinh, Mai An Tiêm... Các cuốn truyện cổ tích trong nước dành cho các em cũng được các NXB làm mới lại theo cách chuyển thành truyện tranh để tăng thêm phần hấp dẫn đối với loại đối tượng độc giả này.

 Sách cho thiếu nhi phong phú về thể loại nhưng nội dung thì... còn phải bàn.

Theo đánh giá của nhiều người, thị trường sách thiếu nhi hè năm nay phong phú hơn những năm trước, giúp các em có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên sách nhiều nhưng lại rất ít những cuốn sách văn học. Nhiều phụ huynh bối rối đứng trước quầy truyện tranh thiếu nhi có quá nhiều loại truyện tranh mà không biết phải chọn cuốn nào.

Các nhà sách đang “sáng tác” lại truyện cổ tích

Gần đây nhiều truyện cổ tích được xuất bản dưới dạng truyện tranh với hình thức đẹp, bắt mắt nhưng nhiều truyện đã cố tình cắt bỏ đi những chi tiết được coi như linh hồn của câu chuyện cổ. Truyện Tấm Cám được đặt lại tên là Cô Tấm và đã cắt lược nhiều chi tiết. Chẳng hạn như câu thần chú âu yếm gọi cá của Tấm: Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người hay lời nói như thơ của bà cụ nhân hậu: Thị ơi, thị rụng bị bà,... đã bị cắt bỏ.

Tương tự, trong truyện Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn, đoạn hoàng hậu ngồi thêu bên khung cửa trong một ngày mùa đông tuyết phủ, bị kim đâm vào tay chảy máu, bà buột miệng: Ước gì ta có được một đứa con gái da trắng như tuyết, môi đỏ như máu, tóc đen như khung cửa gỗ mun này, sau đó mới sinh ra Bạch Tuyết cũng bị cắt bỏ. Thậm chí, có truyện còn viết sai lệch nội dung, hoặc đưa vào những tình tiết hư cấu sai nguyên gốc nhằm gây cười hết sức vô lối và rẻ tiền.

Truyện cổ Cây tre trăm đốt là một ví dụ, trong một lần đi chợ, con gái địa chủ đã dụ dỗ Khoai về ở nhà mình với lời lẽ: Về ở nhà ta nghen, nhà ta có nhiều đồ ăn ngon lắm. Nội dung truyện được “sáng tác” lại theo kiểu: Con gái địa chủ thầm yêu mến anh Khoai nên từ chối hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, một mực đòi lấy anh Khoai. Do đó, lão địa chủ ra điều kiện anh Khoai đi tìm cây tre trăm đốt mới gả con. Còn chi tiết quan trọng nhất của câu chuyện là lão địa chủ bội ước lời hứa gả con gái cho anh Khoai sau ba năm anh chịu khó cày ruộng đã bị bỏ. Điều này đã làm mất đi tính cách đặc trưng về nhân vật địa chủ: độc ác, nham hiểm.

Trong bộ truyện Sự tích quả dưa hấu có nhiều chi tiết nhí nhố, ngôn ngữ cực kỳ hiện đại, văn phong của người lớn. Mai An Tiêm khi bị đày ra đảo hoang, an ủi vợ: Nàng đừng lo! Trời sinh voi, sinh cỏ, nhất định chúng ta sẽ vượt qua được thôi!. Người vợ đáp: Vâng, anh nói đó nha! Truyện còn đưa thêm những tình tiết, hình ảnh ghê rợn, thiếu nhân văn. Chẳng hạn như: Một chú voi con vừa đi dạo chơi trong rừng vừa hát líu lo yêu đời thì bị Mai An Tiêm bắn hạ, kèm theo đó là cảnh máu đỏ loang lổ khắp bức tranh. Còn bà vợ của ông ta lại chỉ ngồi bên bờ biển dùng nhan sắc của mình để dụ cá theo về nhà làm thịt. Con trai của Mai An Tiêm thuần phục được một chú hổ con đem về làm bạn thì mụ mẹ dặn dò: Khi nào con chơi chán thì nói để mẹ nấu cà ri nhé con!

“Biết rồi, khổ lắm nói mãi”

Với thực tế hiện nay, bất kỳ một cô cậu nhí nào cũng có thể dễ dàng tìm đọc cuốn sách dành cho tuổi 16+, 18+. Trên một số trang truyện có những hình ảnh bạo lực hoặc khêu gợi, nhiều nhà sách đã “cố tình” che đậy bằng cách bôi đen những phần tế nhị ấy hòng che mắt độc giả, nhưng chỉ nhìn qua cũng biết được nội dung hình ảnh đó là gì và như thế nào.

Tại các quầy sáchvỉa hè có không ít những truyện có nội dung rất nhảm nhí và phi giáo dục mà truyện tranh Tiên nữ giáng trần và truyện Gái ngoan dạy chồng,... vẫn được bày bán tràn lan mặc dù hai truyện này đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấm không đực đưa vào danh mục sách thiếu nhi.

Ở một truyện khác có những câu như: Anh có chuyện gì vậy? Anh muốn ôm em!... Cô gái đỏ mặt nhưng rồi đồng ý. Và ngay trên hành lang của một căn phòng có nhiều người, đôi bạn trẻ đã thực hành một câu chuyện người lớn! Trích đoạn trên được lấy ra từ một cuốn truyện tranh Gantz có mặt trên hầu hết các quầy sách và quầy cho thuê truyện tranh. Nhân vật chính trong truyện là một cậu học sinh lớp 10 bị đẩy vào một trò chơi chết chóc. Ở thế giới đó, một nhóc lớp 8 cũng sẵn sàng dùng súng bắn vỡ đầu kẻ dám chống đối lại mình. Trong đó cũng xuất hiện những câu chuyện tình yêu luôn gắn với sex ngay tại học đường khá... thoáng!

Khi đọc qua một số bộ truyện tranh nổi tiếng của nước ngoài đã và đang được phát hành la liệt trên các quầy sách, những hình ảnh thường thấy là các cậu học sinh Nhật Bản thường dấm dúi cho nhau xem những tạp chí người lớn và tìm cách nhìn trộm các bạn nữ thay đồ hay tắm... Hình ảnh những thiếu nữ ở tuổi dậy thì luôn được vẽ một cách đầy khêu gợi với những bộ ngực căng tròn, những chiếc váy học sinh ngắn đến nỗi không thể ngắn hơn được nữa.

Tất cả các chủ của hàng sách đều thừa nhận là không hề có một cơ quan chức năng nào đến kiểm tra chất lượng của các cuốn truyện trên giá sách. Thậm chí, nhiều cuốn truyện tranh sex thực sự được lấy từ trên mạng về vẫn được một nhà sách in ra và tuồn vào cửa hang dấm dúi bán cho các “thượng đế” tuổi teen.

                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục