Chính cơ chế tài chính phù hợp của các đài truyền hình đã kích thích được nhà sản xuất. Ngày 15-6 qua, tại Hà Nội, đoàn làm phim Huyền sử thiên đô (hãng Sao Thế Giới đầu tư, hãng Phim truyện 1- Hà Nội và Công ty Cổ phần Sản xuất Phát Nam Thiên sản xuất) đã có buổi ra mắt rầm rộ. Các diễn viên chính, như Công Dũng, Trung Dũng, Thu Quỳnh, Bebe Phạm, Rich Ting...xuất hiện trong trang phục của các nhân vật.

Với độ dài 70 tập, Huyền sử thiên đô là phim truyền hình lịch sử dài tập nhất từ trước đến nay do một hãng phim tư nhân sản xuất, mở màn thành công cho xu hướng tư nhân bỏ vốn làm phim đề tài lịch sử - thể loại vốn được xem như một “món nợ khó đòi” của các nhà làm phim VN.
Dàn diễn viên chính trong phim Huyền sử thiên đô tại buổi ra mắt. Ảnh: C.T.V
 
Cú hích bằng cơ chế
 
Theo bà Minh Hà, Phó Phòng Khai thác phim truyện Đài Truyền hình TPHCM, khá nhiều đơn vị đã gửi kịch bản đăng ký sản xuất phim truyền hình đề tài lịch sử, thậm chí có hãng gửi cùng lúc 2 kịch bản, chứng tỏ các nhà làm phim tư nhân rất hăng hái, tâm huyết với dòng phim này.
 
Các kịch bản phim đề tài lịch sử cổ trang đang có: Về đất Thăng Long của Phạm Thùy Nhân (30 tập, hãng M&T Pictures), Từ Lam Sơn đến hồ Hoàn Kiếm của Lê Ngọc Minh (30 tập, hãng Sao Thế Giới), Đối thoại Lý Chiêu Hoàng (Huỳnh Thanh Diệu, 80 tập, hãng Vifa).
 
Về đề tài lịch sử cách mạng, hãng Đại Dương Xanh có Sài Gòn 105 độ F (tác giả Anh Dũng) nói về chặng đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn đến thời điểm năm 1975.
 
Tương tự, Vifa ấp ủ kịch bản Dạo chơi giữa Sài Gòn. Công ty Cát Tiên Sa có kịch bản Hoa đào thắm sắc trời Nam (tác giả Đinh Thiên Phúc) được đổi từ tựa cũ Mỹ nhân Sài Gòn. Công ty Sao Thế Giới có kịch bản Nữ biệt động Sài Gòn...
 
Vậy là sau một thời gian dài “né tránh”, các nhà làm phim tư nhân đã tạo được phong trào làm phim lịch sử. Cuộc phát động làm phim lịch sử của các đài truyền hình, trong đó mạnh nhất là Đài Truyền hình TPHCM, với chính sách thích hợp đã khuyến khích được sự quan tâm của đông đảo các hãng phim tư nhân.
 
Ông Nguyễn Anh Xuân, Phó Phòng Khai thác phim truyện Đài Truyền hình TPHCM, cho biết: “Từ cuối năm ngoái, Đài Truyền hình TPHCM đã có chủ trương khuyến khích các đơn vị làm phim lịch sử, nâng mức giá cho một tập phim thể loại này lên 400 triệu đồng và còn ưu tiên giờ đẹp để phát sóng.
Ngoài ra, đài cũng có chính sách mới dành cho tất cả thể loại phim là nếu phim phát sóng ăn khách, thu hút được nhiều quảng cáo thì hãng sản xuất còn được hưởng thêm một khoản thưởng dựa trên doanh thu quảng cáo”.
 
Lấp dần khoảng trống
 
Từ lâu, dư luận luôn kêu ca về việc phim lịch sử, dã sử Trung Quốc tràn ngập các màn ảnh nhỏ. Khán giả Việt, nhất là giới trẻ, biết lịch sử và các nhân vật lịch sử Trung Hoa rành rẽ hơn lịch sử và nhân vật lịch sử Việt... Phim ảnh là cách tuyên truyền lịch sử sống động và hiệu quả nhất nhưng tiếc là các nhà làm phim chưa chịu khai thác.
 
Đề tài cho phim lịch sử không thiếu bởi lịch sử VN có vô số sự kiện, nhân vật hào hùng, đủ để tạo nên những câu chuyện phim hấp dẫn người xem và chúng ta cũng không thiếu những nhà làm phim tâm huyết.
 
Thế nhưng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khoảng trống của phim lịch sử Việt trên màn ảnh nhỏ là không ai dám đầu tư sản xuất bởi kinh phí đòi hỏi rất lớn, trong khi mức giá mua phim của nhà đài thông thường chỉ từ 180-200 triệu đồng/tập, khả năng thua lỗ đã thấy rõ.
 
Chính vì vậy, những bộ phim truyền hình đề tài lịch sử VN đã lên sóng, như: Trùng Quang tâm sử, Lục Vân Tiên, Dưới cờ đại nghĩa, Ngọn nến hoàng cung, Vó ngựa trời Nam... đều do hãng phim Đài Truyền hình TPHCM sản xuất bằng vốn Nhà nước, còn các hãng tư nhân hoàn toàn đứng ngoài cuộc và mặc nhiên xem đó không phải là việc của mình.
 

Hy vọng thời gian tới, khoảng trống này sẽ dần được lấp bởi sự có mặt của các hãng phim tư nhân. Nguồn kịch bản phim lịch sử đã có nhưng từ trang giấy cho đến khi thành sản phẩm còn rất nhiêu khê và hiện tất cả đều đang trong giai đoạn chờ nhà đài thẩm định đề tài. Tuy nhiên, dù sao những kết quả vừa qua cũng là một tín hiệu mừng cho dòng phim đề tài lịch sử VN.

 

                                                                             Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục