“Nếu cho chúng tôi một kênh truyền hình về âm nhạc để giới thiệu những tác phẩm âm nhạc mới thì chắc chắn đời sống âm nhạc sẽ cực kỳ phong phú” - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã nói với báo giới như thế

 

“Tôi thấy nhiều ca sĩ rất thành công với nhạc pop, lại quay về với dòng nhạc xưa, như chị Thanh Lam, Tùng Dương... Lý do, theo tôi, một phần vì ca khúc hay hiện nay quá ít. Đa số ca khúc nhạc trẻ đang xuất hiện trên thị trường là những ca khúc rẻ tiền, nhảm nhí, chúng tràn ngập khắp các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí cả những nơi được coi là “niềm hy vọng” như VTV. Điều này gây chán nản cho những người yêu nhạc thật sự”- nhạc sĩ Giáng Son bộc bạch.

Sự bùng nổ nhạc teen trên các sân khấu, trong các chương trình ca nhạc của các phương tiện truyền thông đã làm cho thị trường ca nhạc mất cân đối.Ảnh: Thùy Trang

 
Thiếu hoa, cỏ dại mọc đầy
 
Thực trạng xuống cấp của ca khúc Việt trên thị trường hiện nay được nhạc sĩ Giáng Son lý giải rằng nguyên do có lẽ là vì nhiều cây bút trẻ muốn nổi tiếng nhanh bằng những thứ không phải suy nghĩ nhiều. Những người tay ngang, trình độ chỉ viết được đến thế thôi nhưng cũng có cơ hội đưa sản phẩm của mình ra giới thiệu nên cứ mặc sức làm. Chính những album dễ dãi như thế đã làm thấp đi thẩm mỹ khán giả và làm nản lòng những nhạc sĩ luôn tìm tòi sáng tạo.
 
Theo nhạc sĩ Quốc Thắng: “Một trong những phương thức viết ca khúc quen thuộc của nhiều nhà sáng tác trẻ hiện nay là chọn lên mạng tìm một đoạn nhạc hợp ý sau đó phát triển thành bản nhạc rồi viết lời ca vào. Đây chính là lý do khiến nhiều tác phẩm ra đời không có nét riêng, ca từ thô thiển”. Những cây bút trẻ này làm việc với mục đích kiếm tiền là chính. Nhạc sĩ Tiến Luân nói: “Những nhạc sĩ tên tuổi sáng tác vì niềm đam mê với âm nhạc và diễn đạt cảm xúc của họ qua tác phẩm âm nhạc nên giai điệu và ca từ là tiếng lòng của họ gửi vào đó. Tất nhiên chẳng ai nghĩ tác phẩm đó viết ra sẽ giúp họ nổi tiếng hay kiếm được bao nhiêu tiền cả. Trong khi đó, không ít tác giả trẻ hiện nay xem việc sáng tác như là công nghệ kiếm tiền. Để nhanh chóng nổi đình đám, họ chọn một đề tài thật sốc, dùng những ca từ gây sốc để lôi cuốn sự chú ý của người nghe”. Và đúng như nhạc sĩ Minh Châu nói:  “Hệ quả là những ca khúc não tình, nhảm nhí ra đời vô tội vạ”.
 
Các nhà chuyên môn cũng đã lý giải thêm rằng góp phần tạo ra những ca khúc nhố nhăng này có các ca sĩ trẻ, cũng với tư duy gây sốc, muốn nhanh chóng nổi tiếng nên đã đặt hàng các nhạc sĩ viết cho bằng được những ca khúc gây sốc, với giá bao nhiêu cũng chấp nhận.
 
Vấn đề ở chỗ tại sao lâu nay những nhạc sĩ tên tuổi vắng bóng trên thị trường âm nhạc? Và như một quy luật, khi một mảnh đất màu mỡ thiếu người trồng hoa thì cỏ dại sẽ tràn vào.
 
Nhạc sĩ Văn Ký lý giải: “Một trong những lý do khiến nhiều nhạc sĩ có tuổi không muốn công bố tác phẩm của mình chính là điều kiện thu âm hiện nay. Nhiều nhạc sĩ nản lòng, viết rồi để đó chứ không nhiệt tình đưa ca khúc đến với công chúng như trước vì cảm thấy “tự ái” bởi những ca khúc thị trường mới là ca khúc được nhà sản xuất lựa chọn”.
 
Có kênh truyền hình sẽ làm nên chuyện?
 
Trả lời báo giới, trước thềm Đại hội Hội Nhạc sĩ VN về thực trạng xuống cấp của đời sống âm nhạc VN, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN, nói rằng: “Nếu cho chúng tôi một kênh truyền hình về âm nhạc để giới thiệu những tác phẩm âm nhạc mới thì chắc chắn đời sống âm nhạc sẽ cực kỳ phong phú. Làm được điều đó, người nhận được lợi ích đầu tiên và lợi ích lâu dài chính là công chúng yêu nhạc. Hãy cho chúng tôi một cơ hội, một cửa để quảng bá, khi đó công chúng yêu nhạc sẽ thấy tiềm năng sáng tạo, sản phẩm âm nhạc của Hội Nhạc sĩ VN không đến nỗi phụ lòng công chúng như bức tranh âm nhạc chúng ta thấy hiện nay...”. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng liệu điều đó có phải là giải pháp căn cơ?
 
Không phải là kênh truyền hình của Hội Nhạc sĩ VN nhưng chương trình Bài hát Việt của VTV3 với mục đích giới thiệu những sáng tác mới, những sáng tạo của âm nhạc Việt của giới sáng tác có trình độ chuyên môn, ra đời từ nhiều năm nay, đang làm vai trò mà ông chủ tịch Hội Nhạc sĩ VN đang mong muốn. Sau nhiều năm tồn tại và cũng nhiều lần thay đổi hình thức tổ chức chương trình nhưng đến nay, Bài hát Việt vẫn là một chương trình nằm ngoài quỹ đạo nghe nhạc của đại đa số khán thính giả yêu nhạc. Bài hát Việt càng về sau càng đuối. Ca khúc có phần lạ lẫm đối với đời sống công chúng. Nhạc sĩ Tiến Luân nói: “Ngay cả người trong giới còn không nghe nổi thì nói gì khán giả. Ca khúc viết để phục vụ nghệ thuật nhưng cũng phải hướng đến công chúng. Nếu tách một trong hai yếu tố đó ra, ca khúc ấy chắc chắn sẽ không có đời sống tốt”.
 
Một số đài truyền hình cũng đã có chương trình giới thiệu ca khúc mới nhưng rồi cũng không sống được vì tác phẩm giới thiệu không hấp dẫn được công chúng yêu nhạc.
 
Liệu rằng, có  trong tay kênh truyền hình, Hội Nhạc sĩ VN sẽ thay đổi được thực trạng ca nhạc VN như hiện nay không? Điều đó không ai dám chắc. n

“Tôi thấy lực lượng nhạc sĩ sáng tác tốt không ít đâu, tác phẩm mới của họ cũng không thiếu, chỉ có điều là họ không muốn đưa ca khúc của mình ra vì làn sóng nhạc thị trường quá mạnh, họ không muốn đứng chung trong một mớ lùng nhùng. Bản thân tôi rất muốn giới thiệu album mới nhưng trong tình trạng này thì không thể làm được, chúng tôi đang chờ thời gian này đi qua, đến một ngày mọi thứ có thể đi vào trật tự”.

 

                                                                                             Theo NLĐ

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục