Viết văn là công việc vất vả, trầy trật, nhiều người mấy chục năm nhọc nhằn theo nghiệp chữ nghĩa, càng đi lên phía trước càng không thấy bờ, rồi đôi lúc cảm thấy sợ hãi trước biển chữ nghĩa và bế tắc trước cuộc đời. Vậy tại sao vẫn có nhiều người dấn thân theo nghiệp văn chương? Hàng chục người viết trẻ xuất hiện mỗi năm hăm hở cầm bút, cố gắng hội nhập cùng các nhà văn trên văn đàn chứng tỏ điều gì?

Dấn thân và hy sinh cho nghiệp văn chương, cho niềm đam mê của mình, các quý bà sẽ vất vả nhiều hơn quý ông, bởi họ là phụ nữ, phải đảm nhiệm thiên chức làm mẹ, chăm sóc gia đình và chịu rất nhiều áp lực. Văn đàn Việt Nam, không ít nữ nhà văn đã lấy văn chương như một điểm tựa tinh thần của mình. Tất nhiên, để củng cố "điểm tựa" ấy, họ phải vất vả gồng mình lên sống, sắp xếp công việc gia đình, và phải hy sinh.

Quế Hương là nhà văn gốc ở Huế, là một nữ sinh Đồng Khánh, rồi là sinh viên Văn khoa. Ra trường, chị vào dạy học ở Hội An và sau này về sống ở Đà Nẵng. Ba vùng đất tuy gần gũi nhưng khác nhau đã đi vào văn chương của chị, gắn liền với cuộc đời, với nghề nghiệp và những hoài niệm thơ ấu. Chị là một người đàn bà viết trong ngôi nhà toàn đàn ông. Chị bảo rằng, làm người đàn bà đã khổ, làm người đàn bà viết văn, khổ nhọc nhân đôi. Đọc và viết giúp chị bước ra khỏi "khung cửa hẹp" của đời mình, thấy cuộc đời là những cuộc đua, ở đó có cạm bẫy, có đau khổ và hy vọng. Có người nói chị là người của những cuộc đua văn chương.

 Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn nhận giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2007.

Nhà văn Dạ Ngân có lương duyên với văn chương từ nhỏ. Các thầy giáo dạy văn ngày đó tiên đoán sau này bà sẽ viết văn. Y rằng, bà đã dấn thân cho văn chương dù biết rằng nhà văn là kẻ "cô đơn giữa bầy đàn của mình". Sau này Dạ Ngân viết tiểu thuyết "Gia đình bé mọn" để nói lên lời tự thú cho một người đàn bà viết, vùng vẫy khỏi tất cả các ràng buộc để đi đến cái đích mà mình đã theo đuổi. Bà tâm sự rằng, khi viết văn, bà chỉ thấy toàn khó khăn. Trong một lần trả lời phỏng vấn, bà nói: "Sắc sảo quá cũng bị người ta cảnh giác và đố kỵ, giỏi giang quá thì cực thân, gai góc thì có thể vạ miệng. Người phụ nữ viết văn vẫn phải chu toàn với các vai làm vợ, làm dâu, làm mẹ. Khi người ta ngủ thì mình thức, khi người ta bon chen để kiếm chức hay kiếm tiền thì mình lại hay viện dẫn lương tâm, thậm chí, khi con người hí hửng văn minh công nghiệp thì mình lại thấy hình như nhân loại đang nhanh chân đến ngày tận thế. Tóm lại, nhà văn cứ hay suy ngẫm, thế thời, gàn dở, lương tri... thì quả là bất hạnh. Sao mình lại cô đơn giữa bầy đàn của mình như vậy? Không giống ai trong dòng họ, không giống ai trong khu phố, không giống ai cả nhưng vẫn phải giữ lấy cuộc sống thường nhật một cách yên ổn, hài hoà. Đó là bi kịch chứ đâu chỉ khó khăn thôi".

Võ Thị Xuân Hà là nữ nhà văn có những trăn trở đặc biệt riêng với văn chương. Chị từng nói nếu không có văn chương, đời chị sẽ gặp nhiều bất hạnh hơn. Từng là cô giáo dạy toán nhưng Võ Thị Xuân Hà "ương bướng" thi sang trường Tổng hợp văn, rồi lại bỏ để sang học trường Viết văn Nguyễn Du. Không làm nghề giáo nữa, Xuân Hà làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh: biên tập viên, làm báo, làm xuất bản...  lần lượt ở nhiều cơ quan, cơ quan nào gắn bó nhất cũng chỉ đến 5 năm. Nói về nghiệp viết, Xuân Hà bảo luôn cảm thấy có một thế lực siêu hình nào đó cứ xui khiến, bắt phải day dứt, phải viết ra những điều trăn trở. Và chị luôn thấy băn khoăn, không biết mình sẽ thành công hay chuốc lấy một đống thất bại để rồi thất vọng. Nhưng chị đã khẳng định được mình bằng sự quý mến, đón nhận của độc giả. Tuy nhiên, cuộc sống không chỉ có cố gắng vượt qua những khó khăn là động chạm đến thành công. Xuân Hà phải chịu rất nhiều áp lực trước gia đình, công việc. Chị thường xuyên phải bớt xén thời gian của gia đình cho văn chương. Nhiều lúc, chị thèm được là một người bình thường, thảnh thơi chăm sóc con cái, gia đình và vun vén hạnh phúc.

Rất nhiều nữ nhà văn khác mang cái nghiệp văn vào thân, để đời này họ sống với "nửa gánh đời nửa gánh văn chương". Đó là một Phong Điệp "viết như cái án giời đày", luôn biết sắp xếp thời gian dành cho văn chương và đảm nhiệm trọng trách của một người mẹ, một người vợ và hoàn thành tốt công việc ở cơ quan. Đó là một Phan Thị Thanh Nhàn luôn thấy thương thơ mình, thấy đời mình là một bài thơ buồn nhưng vẫn lạc quan sống để viết tiếp những đam mê. Đó là một Y Ban mãnh liệt với đam mê và thân phận những người phụ nữ luôn vươn tới khát vọng hạnh phúc gia đình. Cũng là người viết văn, đôi lúc tôi cảm thấy nếu một số người phụ nữ bỏ công việc viết văn đi, họ sẽ đỡ vất vả hơn, thậm chí có người còn đảm bảo cho hạnh phúc gia đình mình được trọn vẹn, không đi đến đổ vỡ. Nhưng  họ đã không làm thế, dường như trời sinh ra họ là để họ không thể không cầm bút viết văn.

Rốt cục văn chương có lợi ích gì cho mỗi nhà văn?

Phải nói rằng, văn chương có một sức hút và quyến rũ ghê gớm mà ai đã bị nó quyến rũ thì khó lòng thoát ra được. Kỳ thực, văn chương không mang lại vật chất mà mang lại tinh thần cho mỗi nhà văn, mang lại bè bạn mọi miền đất nước, là động lực thúc đẩy họ sống tốt, sống sáng tạo dù có vất vả đến thế nào. Nhà văn Chu Lai cho rằng: Văn chương cũng khiến người ta mê đắm như mê đắm phụ nữ vậy. Nó có sức quyến rũ vô cùng, ai đã theo nó rồi bị nó ám vào thì không dứt ra được. Bằng chứng là có nhiều người hy sinh kinh tế gia đình vì văn chương, sống khổ sở vì văn chương. Chu Lai cũng không nằm ngoài số người mê đắm văn chương đến nỗi giờ đây ông thấy sức khỏe đã phản bội lại mình, nhưng cái máu viết vẫn còn... hăng. Chúng ta đã thấy, Chu Lai là người nổi tiếng và sự nổi tiếng ấy nhờ có văn. Nhưng cái tiếng đó xuất phát từ sự thành công của những tác phẩm. Khi tác phẩm hay, được bạn đọc đón nhận, tên tuổi nhà văn sẽ được nhắc đến thậm chí nhiều năm sau này.

Một số nhà văn khác cho rằng, văn chương có cái hay là người đọc và nhà văn không cần gặp mặt, chỉ cần đọc nhau cũng có thể quý mến nhau qua con chữ. Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn tâm sự, bà cảm thấy hạnh phúc khi đi đến tận Cà Mau vẫn nghe thấy người ta hát "Hương thầm", hoặc nhiều sinh viên chép bài thơ "Con đường" vào sổ tay và bà rất trân trọng vì điều ấy. Nhà văn Võ Thị Hảo lại nhận thấy niềm vui của mình với nghiệp viết mỗi khi viết xong một tác phẩm, ở mỗi tác phẩm ấy chị đều gửi được những thông điệp đến người đọc. Bây giờ, chị vẫn thức đêm đến 1- 2 giờ để viết và vẽ. Suốt cả cuộc đời Võ Thị Hảo đã sống như một ngọn nến đã đốt lên và thành thực cháy đến tận cùng.

Đối với những nhà văn còn khá trẻ như Trần Thanh Hà, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Tư... có thể nói văn chương đã làm cho họ đổi đời. Đỗ Bích Thúy, bằng tài năng văn chương đã trở thành công dân thủ đô khi rời báo Hà Giang về làm ở tạp chí Văn nghệ quân đội. Trần Thanh Hà là một cô giáo ở Quảng Trị, sau khi khẳng định mình bằng những tập truyện ngắn "Gió của mùa sau", "Ơi đò ca cút", "Biển Hồ lai láng" chị rời bục giảng để ra Hà Nội làm việc ở Nhà xuất bản Công an nhân dân. Nguyễn Ngọc Tư cũng đã "lột xác" để trở thành hiện tượng, và chị đã sống rất khỏe bằng văn chương.

Như vậy, lợi ích của văn chương không phải là ít. Những lợi ích đó dù là nhỏ, nhưng nhiều người vẫn lấy đó như niềm động viên tinh thần, để tiếp tục con đường sáng tạo đầy gian truân vất vả.

                                                                              Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục