Một điểm karaoke trên đường Chi Lang, TPHB (gần trường THPT Công Nghiệp) theo quy chế phải chuyển địa điểm

Một điểm karaoke trên đường Chi Lang, TPHB (gần trường THPT Công Nghiệp) theo quy chế phải chuyển địa điểm

(HBĐT) - Anh Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Quản lý văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Hoạt động văn hóa công cộng trên địa bàn tỉnh ta không quá sôi động và cũng không đầy đủ các loại hình. Những năm qua, các hoạt động văn hoá công cộng diễn ra tương đối nghiêm túc, tuân thủ theo quy định pháp luật. Ngành văn hoá đã có sự kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa sự “biến thiên” của các hoạt động văn hoá.

 

Đời sống KT-XH phát triển, nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần tất yếu cũng nâng lên đa dạng và phong phú. Các loại hình biểu diễn nghệ thuật nở rộ, trò chơi điện tử, dịch vụ karaoke, kinh doanh băng đĩa phát triển, nhiều lễ hội được khôi phục… Ngành Văn hóa vừa nỗ lực đổi mới phương thức tổ chức các loại hình văn hóa, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu hưởng thụ trong nhân dân. Đồng thời, quản lý chặt chẽ không để xuất hiện mặt trái làm ảnh hưởng, tác động đến đời sống xã hội. Sự thay đổi rõ nét nhất có thể nhận thấy ở loại hình dịch vụ karaoke. Nguyên nghĩa đây là một loại hình văn hoá nghệ thuật lành mạnh. Nhưng có thời điểm karaoke phát triển rầm rộ và có sự “biến thiên” mạnh mẽ. Gắn với karaoke là vấn đề tệ nạn xã hội, các cửa hàng karaoke trá hình mọc lên khắp nơi. Cùng với sự ra quân quyết liệt của các cơ quan chức năng và sự tự đào thải của chính loại hình dịch vụ trá hình này, hoạt động karaoke hiện nay có thể nói là loại hình giải trí “sạch”. Năm 1998 được cho là năm “bùng nổ” dịch vụ karaoke ở tỉnh ta với 180 điểm trên toàn tỉnh. Tuy nhiên sau đó có sự giảm dần, năm 2000 là 83 điểm, năm 2005 có 38 điểm. Thời điểm này có 2 huyện là Yên Thuỷ, Lạc Sơn không có điểm karaoke nào. Khoảng 2 năm trở lại đây, dịch vụ karaoke có xu hướng phát triển, hoạt động lành mạnh theo đúng nghĩa giải trí thông thường. Hiện nay, toàn tỉnh có 121 điểm, riêng thành phố Hoà Bình có 33 điểm karaoke. Những vi phạm được phát hiện chủ yếu là vi phạm kỹ thuật như tiêu chuẩn phòng ốc, địa điểm, vẫn còn tồn tại việc bán rượu tại các điểm karaoke. Sở VH-TT&DL hiện đang xây dựng quy hoạch nhà hàng, karaoke, vũ trường giai đoạn 2010 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020 nhằm siết chặt quản lý, hướng tới đưa các loại hình dịch vụ này hoạt động theo đúng quy định pháp luật, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá giải trí của nhân dân.

 

Quản lý hoạt động lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu là một lĩnh vực có nhiều khó khăn. Theo anh Bùi Tú Cao, vấn đề nổi cộm hiện nay là tình trạng bán băng đĩa trôi nổi, ngoài luồng rất khó kiểm soát. Băng đĩa được bán tràn lan tại các chợ, trên các xe đẩy không có sự quản lý, kiểm tra. Trên thị trường hiện nay, tỷ lệ băng đĩa in sao chiếm tới 50%, với công nghệ in sao rất đơn giản, gọn nhẹ, chỉ cần có máy tính, đầu đọc ghi thì chỉ trong vài chục phút có thể in ra một đĩa. Đầu tư không lớn nhưng lại có lãi, vì lợi nhuận nên các chủ cửa hàng kinh doanh băng đĩa đã không “ngại ngần” vi phạm. Mặc dù vậy, việc xử lý vi phạm lại không hề đơn giản bởi việc thẩm định nội dung vi phạm khó khăn, mất nhiều thời gian, công tác thanh, kiểm tra không thực hiện được thường xuyên mà thường tổ chức theo các đợt thanh tra liên ngành hay khi làm chiến dịch. Vì vậy khi có thông tin thanh, kiểm tra, các đại lý thường trá hình trưng bày băng đĩa có tem nhãn, cất giấu băng đĩa in sao lậu. Quá trình xử lý vi phạm không trực tiếp phạt được ngay tại thời điểm kiểm tra mà chỉ lập biên bản, thu giữ băng đĩa, sau quá trình thẩm định nội dung vi phạm mới tiến hành các biện pháp xử phạt cụ thể. Nhiều trường hợp chủ cửa hàng bỏ hàng hoá không đến cơ quan chức năng để giải quyết. Qua theo dõi cho thấy, tình trạng vi phạm trong kinh doanh băng đĩa hiện nay chủ yếu là vi phạm về bản quyền tác giả.

 

Bên cạnh đó, thời gian qua, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, biểu diễn ca múa nhạc tại các hội chợ diễn ra khá phổ biến, trong đó không tránh khỏi những trường hợp chưa mang tính phục vụ, nặng về hình thức kinh doanh, gây bức xúc trong nhân dân. Với sự chi phối của các kênh thông tin, truyền hình kỹ thuật số, internet… việc đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá, quản lý các hoạt động dịch vụ văn hoá công cộng trong tình hình hiện nay là một việc khó khăn và phức tạp của ngành chuyên môn. Ngành văn hoá đã thường xuyên theo sát để làm tốt công tác quản lý, ngăn ngừa sự “biến thiên” trong nội dung hoạt động, góp phần xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

 

Thu Hà

 

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục