Dân ca dân tộc Mường - nét văn hóa đậm đà bản sắc được tôn vinh trong Lễ hội Khai Hạ Mường Bi

Dân ca dân tộc Mường - nét văn hóa đậm đà bản sắc được tôn vinh trong Lễ hội Khai Hạ Mường Bi

(HBĐT) - “Cuốn sách nhỏ bạn đang cầm trên tay chắc chắn chưa thể giới thiệu hết những cái hay, nét đẹp của Hoà Bình, mà chỉ như một lời mời gọi: Hãy đến với Hoà Bình, một miền đất giàu tiềm năng du lịch với vô vàn điều thú vị đang còn phong kín chờ du khách muôn phương khám phá…” – Đó là lời tựa cuốn sách Du lịch văn hoá Hoà Bình vừa được Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch xuất bản đầu năm 2010 cùng nhiều ấn phẩm thú vị khác giới thiệu về sức hấp dẫn mang tên “du lịch Hoà Bình”.

 

Trên thực tế, vẻ đẹp tiềm ẩn của du lịch Hoà Bình đang dần hé mở và khiến biết bao du khách xao lòng. Những “điều thú vị đang còn phong kín” ấy có thể là cảnh trí thiên nhiên bốn mùa tươi đẹp, là những quần thể sinh thái khoáng đạt gắn liền với câu chuyện dân gian làm say đắm lòng người, là khu du lịch lòng hồ Hoà Bình đã nức tiếng gần xa, là thung lũng Mai Châu hoang dã bao năm vẫn còn e ấp nguyên sơ như nàng sơn nữ mới lớn… Nằm ngay cửa ngõ vùng thủ đô, miền sơn cước nhỏ bé này được ví như một bông hoa rừng thanh khiết và lãng mạn. Cảnh sắc và cuộc sống nơi đây chắc hẳn sẽ mang tới cho du khách cảm giác êm đềm, dễ chịu như chính cái tên gọi Hoà Bình.

 

Anh Phạm Huân – một du khách đến từ tỉnh An Giang chia sẻ: “Ấn tượng đầu tiên và mạnh mẽ nhất của tôi về Hoà Bình là núi! Bởi vừa bước vào địa phận huyện Lương Sơn đã thấy xung quanh trập trùng và hùng vĩ núi đá. Khung cảnh đó thực sự chinh phục tầm mắt tôi với vẻ đẹp nguyên sơ và khoáng đạt đặc trưng của núi rừng. Quê tôi là miền đồng bằng sông nước và đây là lần đầu tiên tôi đi du lịch đến một tỉnh miền núi nên vẻ đẹp đặc trưng của núi rừng Hoà Bình đã hấp dẫn tôi theo một cách rất đặc biệt”.     

 

Qủa thực, thiên nhiên đã ưu đãi cho nơi đây nhiều thắng cảnh. Hơn nữa, lịch sử còn để lại cho nơi đây nhiều nét văn hoá đậm đà. Đây là hai giá trị cốt lõi để du lịch Hoà Bình khai thác thành những sản phẩm du lịch độc đáo, giàu sức hút. Người dân Hoà Bình vốn luôn tự hào được sống trong “cái nôi văn hoá của người Việt cổ” - nơi có hơn 70 di chỉ phân bố trong các thung lũng đá vôi, là minh chứng cho sự hình thành và phát triển của loài người; nơi hiện có 177 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người; nơi lưu giữ hàng trăm chiếc trống đồng và hàng ngàn chiếc cồng chiêng quý giá; nơi diễn ra hàng chục lễ hội văn hoá dân gian truyền thống với rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu và tưng bừng lời ca điệu múa; nơi tình người vẫn thấm nhuần trong thuần phong mỹ tục, với bản sắc văn hoá Mường tinh tế và ý nhị quấn quanh mỗi nếp nhà sàn… Với tôi, sức hấp dẫn của miền sơn cước đặc biệt này có thể là hàng loạt điểm du lịch sinh thái cộng đồng như bản Lác (Mai Châu), bản Giang Mỗ (Cao Phong), xóm Ải (Tân Lạc)… Còn với bạn, sức hấp dẫn lại lần lượt hé mở qua hàng trăm di tích và danh thắng, như hang xóm Trại (Lạc Sơn), hang Chổ (Lương Sơn), khu mộ Mường cổ Đống Thếch (Kim Bôi), động Nam Sơn (Tân Lạc), hang Mỏ Luông (Mai Châu), động Thiên Tôn (Yên Thuỷ)… Nhưng với nhiều người khác, vẻ đẹp của Hoà Bình biết đâu chỉ được bày ra rực rỡ và trọn vẹn nhất vào mùa xuân – mùa của những lễ hội văn hoá dân gian đặc sắc như lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), lễ hội chùa Tiên, Đình Vai (Lạc Thuỷ), lễ hội Xên Mường (Mai Châu)… Lấp lánh ánh xạ vào từng mảng màu của cuộc sống hiện đại, vẻ đẹp tiềm ẩn của vùng “đẻ đất, đẻ nước” đang mở ra như những món quà thú vị dành tặng du khách muôn phương và khẳng định sức hấp dẫn của du lịch Hoà Bình.  

 

Nhìn nhận sự tất yếu phù hợp của việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hoá, bà Hoàng Thị Chiển - Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Thực tế những năm qua trên địa bàn tỉnh đã có không ít bản làng dân tộc thiểu số biết khai thác thế mạnh sẵn có là vẻ đẹp của thiên nhiên và các giá trị văn hoá cổ truyền để phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng, ví dụ như bản Lác, bản Văn, bản Poom Coọng ở Mai Châu, bản Giang Mỗ ở Cao Phong, thôn Đồi Thung ở Lạc Sơn, xóm Ải ở Tân Lạc… Chứng tỏ loại hình du lịch sinh thái cộng đồng là hướng tiếp cận phù hợp đối với du lịch tỉnh ta. Xác định rõ tiềm năng của sản phẩm du lịch này, ngành VH-TT&DL đã tham mưu cho UBND tỉnh về chủ trương xây dựng những làng văn hoá – du lịch trong cộng đồng dân cư. Đồng thời, lồng ghép nội dung này khi xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hoà Bình giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2025; xây dựng Kế hoạch quản lý, khai thác di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong hoạt động kinh doanh du lịch; hoàn thành Quy hoạch phát triển du lịch các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong, Mai Châu, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ và thành phố HB…

 

Bà Hoàng Thị Chiển nhấn mạnh: Khách du lịch muốn được hưởng thụ các giá trị văn hoá giàu bản sắc đang hiện lên sống động trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. Nhưng vấn đề là hiện nay, những sinh hoạt văn hoá của các dân tộc trên địa bàn tỉnh vẫn mang tính tự nhiên mà chưa được xây dựng thành sản phẩm du lịch thực sự. Do đó, việc quan trọng cần làm là xây dựng du lịch sinh thái cộng đồng thành sản phẩm đặc trưng tạo nên sức hấp dẫn thực sự mang tên “du lịch Hoà Bình”./.

 

 

 

                                                                                          Phan Anh

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục