Quan sát 10 Đại hội (ĐH) Nhà văn Việt Nam cấp cơ sở, vấn đề nổi cộm nhất vẫn là những đóng góp đầy tâm huyết từ các đại biểu tham dự, những trăn trở, nghĩ suy xoay quanh việc làm thế nào để có nhiều tác phẩm văn chương đỉnh cao thỏa mãn nhu cầu văn hóa đọc của công chúng nước nhà và Hội sẽ là nơi qui tụ những người thực sự tâm huyết với văn chương.

Tại ĐH Nhà văn khu vực Công an, Chủ tịch Hội, nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh một số điểm quan trọng như: Văn học mạng và quy luật thị trường đang hạ thấp các chuẩn mực, các nhà văn cần hết sức tỉnh táo, trong đó các nhà văn CA với nhiệm vụ cùng Hội Nhà văn đấu tranh giữ vững chuẩn mực; Việc kết nạp cần qua chi hội, họ cùng sống, cùng đọc nhau kỹ càng tại sao không tham khảo, lại chỉ tham khảo các Hội đồng? Cần thiết xây dựng cơ quan Hội là một địa chỉ văn hoá. Tại sao ủy viên BCH cứ 5 năm bầu lại một lần mà các Ban chức năng lại không chịu quy chế bổ nhiệm và tái bổ nhiệm theo nhiệm kỳ? Giải thưởng hằng năm của Hội cần nâng cao hơn giá trị, ít nhất là 30 triệu; Cần đẩy mạnh đầu tư theo 2 cách, đầu tư ban đầu và căn cứ đầu ra của chất lượng tác phẩm để đầu tư bằng giải thưởng, có thể gấp 2 - 3 lần; Nhân sự ĐH VIII cần lưu ý 3 tiêu chí: Phẩm chất; Cơ cấu vùng miền; Cơ cấu chuyên ngành.

ĐH khối nhà văn các cơ quan Trung ương (1/7/2010) là ĐH cơ sở thứ 10 và là đơn vị cuối cùng tổ chức trước khi bước vào ĐH toàn thể Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ VIII, 8/2010. Nhiều ý kiến tâm huyết đã được các đại biểu đóng góp thẳng thắn.

Nhà văn Văn Linh cho rằng, Ngày thơ Việt Nam diễn là chính, còn thơ là phụ. Thơ trẻ có nhiều cái mới chưa được chú ý đúng mức. Giải thưởng Văn học Mê Kông là sự ngẫu hứng. Nhà văn Thanh Hương thì bảo, Hội làm phong trào tốt nhưng văn chương đỉnh cao còn hiếm hơn cả lá vàng mùa thu. Văn chương nước ta hiện nay có được tác phẩm để đọc không nhiều. Cầm tờ báo của Hội, kiếm cái đọc được rất khó. Nhà thơ Bùi Hoàng Tám bày tỏ, báo chí của Hội vừa cũ, vừa nhạt, không năng động. Tờ điện tử của Hội không biết gọi là gì vì nó vừa rối, vừa nát vụn, không có chính không có phụ, tin bài cũ giống như cô gái quê vừa ra tỉnh, vội bôi son trát phấn.

 Văn chương đỉnh cao còn hiếm hơn cả lá vàng mùa thu.

Ở ĐH Nhà văn cơ sở khối Quân đội, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý, Trưởng ban Thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội có nhiều ý kiến khá tâm huyết. Anh cho rằng số lượng Ban chấp hành (BCH) Hội khóa VIII nếu 9 vị thì quá ít, 15 - 21 vị như dự kiến thì hơi nhiều, nên bầu 11 là đẹp nhất. Độ tuổi nên theo hình quả trám. Trên 60 tuổi: 2 vị, dưới 40 tuổi: 3 vị, nhiều nhất là độ tuổi từ 40 đến dưới 60: 6 vị. Những người chỉ biết vén vun cho cái danh của mình hay tự ái vặt kiên quyết không bầu vào BCH. Anh Quý cũng đề xuất một số ý kiến về những vấn đề khác được nhiều người quan tâm, đồng tình như:

- Hội Nhà văn không nên có hội viên danh dự vì theo nguyên tắc: ai viết được văn (có tác phẩm chất lượng) thì mới là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Đừng nên tạo kẽ hở, tiền lệ xấu cho những người không viết văn trở thành nhà văn. Nhà văn danh dự khác nhà văn không danh dự ở chỗ nào, nhân dân khó phân biệt lắm. Thôi, nên giản dị, trong sáng, đừng rườm rà lê thê nữa.

- Hội chỉ thành lập 4 hội đồng chuyên môn: Văn, Thơ, Lý luận - Phê bình và Dịch thuật. Bỏ các Ban văn học đề tài cho bớt kềnh càng, nhiêu khê. Tôi thấy, các ban văn học đề tài không phát huy hiệu quả trong mấy nhiệm kỳ qua.

- Các chi hội nên có trách nhiệm và quyền hạn trong việc giới thiệu kết nạp hội viên mới và đề nghị Hội hỗ trợ đầu tư sáng tác cho hội viên của chi hội.

- Tán thành phương án: Giải thưởng hàng năm, năm nào xét trao giải năm ấy, do các Hội đồng chuyên môn đảm nhiệm, kết quả do BCH phê duyệt và ra quyết định.

Tại ĐH Nhà văn khu vực Hà Nội, nhà thơ Chử Văn Long đề nghị Báo cáo của BCH cần có kiểm điểm cá nhân từng ủy viên để mọi người xem lại nhân sự mình đã bầu xem có tái bầu cử họ nữa không. Vấn đề diện mạo văn học thời nay nên là thế nào cần đặt ra, vì sao trẻ không thích học văn, vì văn mà nó học không còn phù hợp và cần cho chúng? Hãy coi chừng chúng ta mất dần, mất hết bạn đọc. Giá trị văn chương của các giải thưởng của Hội liệu đã là định hướng cho diện mạo và chất lượng sáng tác chưa? Nhà văn Ông Văn Tùng băn khoăn không biết dăm năm tới có còn văn chương nữa không? Có cuốn nào có vấn đề thì đánh cho nó tơi bời thì còn ai dám viết? Hãy gạt ra khỏi các nhà xuất bản, các báo của Hội những biên tập viên ngô nghê, cái gì cũng không biết, lại dạy dịch giả phải dịch như thế này, thế nọ, coi thường bạn đọc quá. Nhà thơ Đặng Huy Giang cho rằng không nên có Ban văn học chức năng, nó như những BCH con. Nếu duy trì nó thì chỉ nên làm phong trào. Về giải thưởng, không nên quá quan trọng giải hàng năm, mỗi năm nên có cả các thể loại, nên chọn bó đũa lấy cột cờ. Về nhân sự BCH, Đặng Huy Giang cho rằng chúng tôi bầu ông vào BCH mà ông lại không đi họp thì bầu ông làm gì? 

Nhưng có lẽ hai ý kiến đang gây được sự chú ý của dư luận, một ở ĐH Nhà văn TP.HCM khi lão văn nhân lắc đầu nói: Giá đừng ĐH cơ sở nhiều quá như thế thì chi phí cho một ĐH cơ sở cũng thừa tiền xây mấy cây cầu qua sông Pôkô để những đứa trẻ khỏi phải đu dây đi học thì nhân văn biết bao. Và hai là ở ĐH khối các cơ quan Hội, nhà văn Lê Hoài Nam cho rằng văn học đang bị lãng quên. Con trẻ không đọc văn nên nhiều em có máu lạnh...

                                                                            Theo Báo SKĐS

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục