Chiều 28/7, tại Hoàng thành Thăng Long, triển lãm cổ vật Phật giáo đã được khai mạc. Xung quanh sự kiện này, nhà sử học Lê Cường – Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam có đôi điều tâm sự về cổ vật Phật giáo.

 

Qua nhiều năm nghiên cứu, ông thấy thực trạng bảo tồn cổ vật Phật giáo hiện nay như thế nào?

Mô tả ảnh.
Nhà sử học Lê Cường

- Ở đây có những cổ vật chúng ta giữ được, cũng có những cổ vật do giao lưu văn hóa giữa các nước mà chúng ta có. Đất nước ta có những giai đoạn hiểu nhầm về quy luật phát triển, cứ cũ là phải phá để xây mới. Vì vậy, chúng ta phá đình, chùa và phá những pho tượng cổ có giá trị hàng trăm, thậm chí nghìn năm. Điều đó nằm trong quy luật của Đức Phật Thích Ca đã nói từ lâu, đại ý rằng: Sẽ đến một thời kỳ mạt pháp, có nghĩa là sẽ có một thời kỳ mà đình chùa bị phá, sau thời kỳ mạt pháp là thời kỳ hưng thịnh. Chính hiện nay là thời kỳ hưng thịnh, vì vậy chúng ta mới có cuộc triển lãm này.

Qua những cổ vật này, chúng ta có thể nhận biết được sự phát triển đạo Phật ở nước ta và các nước khác trong khu vực. Đạo Phật đóng vai trò thế nào trong sự phát triển của một quốc gia ?

- Trí giả của hành tinh đã từng ca ngợi đạo Phật. Ví dụ nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein từng nói: Tất cả những sự phát minh của loài người ở thế kỷ 20 đều nằm trong quy luật của đạo Phật. Cũng như ông đã từng nói loài người của thế kỷ 21 và những thế kỷ tương lai là sự kết hợp giữa khoa học và tôn giáo.

Phật giáo du nhập từ Ấn Độ vào Đông Nam Á và ở nước ta  đạo Phật đã tiếp nhận một cách có chọn lọc. Theo ông, những cổ vật Phật giáo của Việt Nam có đặc trưng gì so với các cổ vật cùng chủng loại của các nước Thái Lan, Mianma hay Lào?

- Mỗi một vùng văn hóa, mỗi quốc gia khi tiếp nhận đạo Phật  đều thấm đẫm vào dân tộc mình và lúc đó được các nhà điêu khắc thể hiện bằng tượng, chuông.... Mỗi một tượng phật đều mang giá trị pháp lý, tinh thần, tư tưởng của đạo Phật.

Tuy nhiên, tính đa dạng cũng rất rộng, rất lớn. Vẫn là pho tượng Quan Âm, tượng Thích Ca, nhưng ta vẫn thấy muôn hình vạn trạng được thể hiện. Nhưng cái gốc phật tại tâm vẫn là cái cốt lõi.

Thói quen hưởng thụ văn hóa mỗi vùng khác nhau nên khi nhìn vào các pho tượng thì chúng ta biết pho tượng nào của Việt Nam, pho nào của Ấn Độ. Nhưng hình dạng, sắc tướng, hoa văn mỗi tượng có khác nhau đôi chút. Tượng ở Việt Nam có hoa thị, hoa sen và một số loài hoa khác để tạo hoa văn nhưng Ấn Độ, hoa sen trong tượng Phật có dáng dấp khác.

Hiện nay, công việc trùng tu lại chùa đang làm mất đi những cổ vật, hiện vật của Phật giáo rất quý hiếm, ông nghĩ sao về điều này?.

- Bảo tồn cổ vật Phật giáo, chúng ta vẫn thua các cụ. Chất liệu của các cụ ngày xưa dùng tạc tượng phật đã được suy nghĩ là sẽ bảo tồn nghìn năm sau, đó là chất liệu như đồng, vàng… Gần đây, có những nhà phật học đã tìm đến ngọc hoặc đá quý vì giá trị của nó trường tồn với thời gian.

Hiện nay, một số địa phương tu bổ đền, chùa nhưng lại xóa bỏ cái cổ, xây cái mới. Đó là quy luật phát triển ở trình độ thấp. Chúng ta đổi mới thì sự quản lý chưa cập nhật được với sự biến đổi của thời cuộc nên hàng nghìn ngôi chùa bị tu sửa mới, mà người dân không biết bị mất đi cái cổ. Họ chỉ biết ngôi chùa mới đó to đẹp hơn thôi.

Khi tu sửa chùa chiền, họ dùng những nguyên liệu hết sức thô sơ, phản cảm. Có những pho tượng mà sơn son thiếp vàng thì mất hết linh khí của pho tượng ấy.

Mô tả ảnh.
Nhà sưu tầm Dương Phú Hiến cho biết: “Triển lãm trưng bày hơn 300 hiện vật, trong đó có hơn 100 hiện vật của Việt Nam, số còn lại đến từ các nước trong khu vực do giao lưu văn hóa mà có”.
Mô tả ảnh.
Tương Phật tổ nhập niết bàn, thế kỷ 12 – 13 đời nhà Lý.
Mô tả ảnh.
Chiều cùng ngày, triển lãm Nhiếp ảnh Phật giáo  diễn ra tại 42 Yết Kiêu, Hà Nội. Triển lãm trưng bày 130 bức ảnh màu và đen trắng của câu lạc bộ Nhiếp ảnh Viên Minh – đạo tràng Chân tịnh Hà Nội và một số nghệ sĩ nhiếp ảnh khác.

 

                                                                       Theo VietNamnet

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục