Lễ rước Xá lợi Phật từ chùa Quán Sứ về tôn thờ tại Hoàng thành Thăng Long.

Lễ rước Xá lợi Phật từ chùa Quán Sứ về tôn thờ tại Hoàng thành Thăng Long.

Ngày 28/7, tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và chương trình "Kiều bào và Tuần văn hóa dân tộc hướng về Đại lễ."

 

Tham dự buổi lễ có Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Ni trưởng, Ni sư trong Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Thành hội Phật giáo Hà Nội và hàng ngàn tăng, ni, Phật tử.

Cùng dự lễ có nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa; Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn; đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội; các ngành, đoàn thể, tổ chức quốc tế, các tôn giáo và hơn 100 đại biểu Việt kiều.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đọc diễn văn nêu rõ, qua bao thăng trầm của lịch sử, đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, Phật giáo Việt Nam luôn luôn là một, chung sức chung lòng, dựng nước và giữ nước, giữ gìn hòa bình, độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc.

Hòa thượng nhấn mạnh: "Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, chúng ta càng tự hào về con cháu tiên rồng, dân tộc Đại Việt oai hùng, Việt Nam anh dũng kiên cường trong suốt 4000 năm lịch sử, 2000 năm Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, Thủ đô ngàn năm văn hiến, hòa bình.

"Chúng ta càng có trách nhiệm phát huy tinh thần dân tộc, văn hóa lâu đời của tổ tiên, của người Việt Nam, đất nước Việt Nam và Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy lịch sử của dân tộc, góp phần xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc dân tộc Việt, luôn là biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc."

Tiếp đó là lễ dâng hương và tuyên đọc văn tưởng niệm công trạng của vua Lý Thái Tổ - người khai sáng Kinh đô Thăng Long, cùng các vị Quốc vương, các bậc Danh Tăng qua các thời đại và trạng văn cầu quốc thái dân an.

Nhân dịp này, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trao tặng 25 căn nhà tình nghĩa cho các hộ gia đình chính sách, hoàn cảnh khó khăn và 500 suất học bổng cho học sinh nghèo học tập tốt của các quận, huyện thuộc Hà Nội, với tổng kinh phí 1 tỷ đồng.

Diễn ra từ ngày 27/7 đến 2/8, Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội bao gồm nhiều hoạt động như
rước Long vị vua Lý Thái Tổ và các bậc Danh Tăng từ Bắc Ninh về Hà Nội; Rước xá lợi Phật; Đại lễ cầu quốc thái dân an; Cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì nước qua các triều đại; Triển lãm cổ vật, mỹ thuật, nhiếp ảnh Phật giáo; Hội thảo Phật giáo với 1000 năm Thăng Long-Hà Nội; Lễ hội hoa đăng và giao lưu nghệ thuật “Dấu ấn Thăng Long”./.

                                                                                      Theo TTXVN

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục