Trình diễn các món ăn kiểu Nhật Bản.

Trình diễn các món ăn kiểu Nhật Bản.

Những ngày giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản sẽ được tổ chức tại Đô thị cổ Hội An từ ngày 21 đến ngày 23-8-2010. Ông Võ Phùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thể thao Hội An (Quảng Nam), đơn vị tổ chức thông báo với PV Báo Nhân Dân, năm nay là lần thứ 8 diễn ra sự kiện này, với các chương trình mang đậm nét văn hóa và thi đấu giao hữu thể thao giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản như: Biểu diễn đàn Koto, trà đạo, thư pháp, áo kimono, áo Yukata, lớp học nấu ăn Nhật Bản...

 
Đặc biệt, năm nay còn có sự tham gia của các đoàn nghệ thuật truyền thống chuyên nghiệp đến từ Nhật Bản như: Đoàn nghệ thuật ca múa cung đình Iwamikagura, đoàn nghệ thuật trống Daisuwataiko, đoàn nghệ thuật múa Lân của đền thờ Thần Tsukisu thành phố Sakai.
 
Ông Võ Phùng cho biết, các hoạt động của thành phố Hội An sẽ có chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như: Múa dân gian, trình tấu nhạc cụ, múa rồng, hội hoa đăng trên sông, trò chơi dân gian, triển lãm ảnh đường phố về các kỳ lễ hội; các hoạt động ẩm thực...
 
Bên cạnh đó còn diễn ra các hoạt động thi đấu giao hữu thể thao giữa Hội An, Nhật Bản và du khách như: Đua thuyền ngang, đẩy gậy, đá bóng bolling v.v… Vào đêm 21-8, tại khu vực Vườn tượng An Hội sẽ diễn ra lễ khai mạc với chương trình nghệ thuật đặc sắc mang đậm dấu ấn giao lưu văn hóa Việt Nam-Nhật Bản.
 

Biểu diễn trống truyền thống của các nghệ sĩ Nhật Bản
tại Hội An năm 2009.
 

Chương trình giao lưu bế mạc sẽ diễn ra vào đêm 22-8 với nhiều hoạt động sinh hoạt cộng đồng như múa Bon, Trống cơm...đặc biệt là chương trình diễu hành trên đường phố với đội hình múa Lân, múa rồng, trình diễn trống Daisuwataiko trên xích lô... Đêm 23-8 sẽ tiếp nối bằng hoạt động “Đêm phố cổ Hội An” theo định kỳ hằng tháng.
 
Bắt đầu từ năm 2003 đến nay, hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nhật là sự kiện định kỳ hằng năm tại Hội An, nhằm thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nhật Bản, đồng thời quảng bá di sản văn hóa thế giới Hội An trong nước và quốc tế, thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch đến từ Nhật Bản.
 
Đô thị cổ Hội An từ khi mới hình thành (thế kỷ XVI) đã có rất nhiều thương nhân Bồ Đào Nha, Anh, Pháp... mà đặc biệt là người Nhật Bản đến đây buôn bán, lập nghiệp, kết hôn với người bản xứ và hình thành nên khu phố người Nhật. Biểu tượng của Di sản văn hóa thế giới Hội An - Cầu Nhật Bản (Nihonbashi) cũng chính là một biểu tượng đẹp của sự giao thoa văn hóa giữa hai vùng đất.

 Từ những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước đến nay, các tổ chức từ Nhật Bản, các chuyên gia và tình nguyện viên của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đến Hội An hợp tác nghiên cứu, hỗ trợ, trực tiếp giám sát trùng tu một số di tích trong quần thể kiến trúc đô thị cổ.

 

                                                           Theo Báo ND

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục