Sau một kỳ “ngủ đông” dài, sân khấu kịch Hà Nội bỗng trở nên nhộn nhịp với một loạt vở diễn vừa ra mắt trước thềm Đại lễ.

Nhà hát Tuổi Trẻ với “Cô gái đội mũ nồi xám” – phiên bản mới

22 năm sau ngày nhà viết kịch Lưu Quang Vũ qua đời, Nhà hát Tuổi Trẻ - nơi từng có vinh dự dựng vở kịch đầu tay của cố tác giả nổi tiếng này (“Sống mãi tuổi 17”, năm 1980) lại tiếp tục niềm đam mê được đưa kịch bản của anh lên sàn diễn, nhằm dịp kỷ niệm 22 năm ngày mất của cặp nghệ sĩ tài danh Lưu Quang Vũ -  Xuân Quỳnh.

Vở kịch từng giúp Nhà hát Kịch Hà Nội “ghi điểm” trong lòng công chúng Thủ đô những năm 80 thuộc thế kỷ trước – thời hoàng kim của kịch nói Hà Nội qua bản dựng của cố đạo diễn NSND Nguyễn Đình Nghi nay trở lại với phiên bản mới của đạo diễn trẻ - NSƯT Anh Tú (người từng dàn dựng một số vở gây chú ý như: Trấn cổ Loa Thành, Sang sông, Kiều Loan…) và diễn xuất của các diễn viên Đoàn kịch I – NH Tuổi Trẻ gồm: Hoài Thu, Dũng Nam, Như Lai, Duy Anh, Thúy Hạnh…

Chuyện kịch nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyết liệt về những con người dám dấn thân, dám sống, dám mơ ước. Trong đó, Trâm - nhân vật chính của vở là một cô gái trẻ, từng gặp phải không ít trái đắng trên đường đời, từng trải qua những mối tình không trọn vẹn, cuối cùng cũng đã tìm được hạnh phúc cho mình. Đây cũng là vai diễn từng giúp tên tuổi của diễn viên Minh Trang tỏa sáng trên sàn diễn NH Kịch Hà Nội và giờ đây, trên sàn diễn NH Tuổi Trẻ, là được đặt vào tay diễn viên trẻ Hoài Thu.

Lý giải cho lựa chọn của mình, êkip dàn dựng vở đánh giá: “Đã hơn 20 năm trôi qua, nhưng cho đến tận hôm nay, hơi thở thời đại trong các tác phẩm sân khấu mà Lưu Quang Vũ để lại vẫn luôn ám ảnh và gắn bó, đụng chạm tới nhiều mặt của cuộc sống đầy sôi động. Những kịch bản sân khấu của anh một thời khuấy động sân khấu kịch nước nhà, nay đã trở thành những tác phẩm dàn dựng chuẩn mực trong nhà trường cũng như của nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ và những nhà nghiên cứu sân khấu…”.

Đó cũng là động lực khiến NH Tuổi Trẻ - nơi từng dàn dựng thành công nhiều kịch bản của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ vẫn tiếp tục say mê khai thác “mỏ vàng” này mà mới nhất là tiểu phẩm “Bệnh sĩ” trong chùm hài kịch “Đời cười 9” (năm 2009) và giờ đây là “Cô gái đội mũ nồi xám” – thêm một minh chứng cho sức sống bền bỉ mà những di sản sân khấu của Lưu Quang Vũ để lại cho nền sân khấu Việt Nam.

Vở sẽ có suất diễn đầu tiên vào tối 3.8 tới tại NH Tuổi Trẻ - 11 Ngô Thì Nhậm.

Một số hình ảnh trích từ “Cô gái đội mũ nồi xám” - theo bản dựng của đạo diễn Anh Tú (NH Tuổi Trẻ):

 

 

 

 

Nhà hát Kịch Quân Đội với “Dời đô”

Là món quà mừng Đại lễ nghìn năm, vở quy tụ một êkip chuyên môn đáng tin cậy: tác giả Lê Duy Hạnh, đạo diễn: NSND Lê Hùng, họa sĩ: NSND Doãn Châu, nhạc sĩ: NSƯT Trọng Đài, cố vấn nghệ thuật: NSND Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ VHTT&DL, cố vấn lịch sử: nhà sử học Dương Trung Quốc... 

Cùng tâm đắc câu chuyện "dời đô", xoay quanh nhân vật lịch sử Lý Công Uẩn nhưng khác với một số kịch bản khác, ở kịch bản này, tác giả đã đi sâu khai thác, ca ngợi tài năng của vị vua vang danh của triều Lý  trong việc trị quốc, bình thiên hạ, sau khi ông lên ngôi Hoàng đế. Một quyết sách không những thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của người đứng đầu triều Lý và còn thể hiện sự “tinh đời” của đức vua trong việc trọng dụng người tài, khi ông biết giao những việc khó, quan trọng vào tay những vị quan có tài, có đức, có những suy nghĩ thức thời để cùng ông quẩy gánh giang sơn, trị nước an dân.

Lấy xưa để nói nay, “Dời đô’’ đem chuyện của nghìn năm trước để “soi vào bóng sử” câu chuyện hội nhập và phát triển của ngày hôm nay. Là lời nhắc nhở mỗi người tài phải phát huy cao độ trách nhiệm công dân của mình trước xã hội, phải hết sức sáng suốt trước những quyết định đại sự của quốc gia và thực sự vì lợi ích của nhân dân cũng như biết đặt quyền lợi của dân tộc lên hàng đầu...

Câu chuyện “dời đô” với diễn xuất của NH Kịch Quân Đội (vừa ra mắt hôm 26.7):

 

 

 

Nhà hát Cải lương Hà Nội với “Mẹ của chúng con”

Vết thương chiến tranh dù đã lùi xa 35 năm vẫn chưa thực sự khép miệng với những người mang nặng nỗi đau quá khứ. Hai bà mẹ miền Nam với tình cảm bền chặt nương tựa vào nhau trong cảnh xế chiều lẻ bóng. Nhưng rồi, quá khứ thêm một lần dội sóng, khi một bà mẹ thì được tôn vinh “bà mẹ VN anh hùng”, còn bà mẹ kia thì ôm nỗi tủi nhục vì có một đứa con dù đã chết vẫn không gột rửa được hết tiếng xấu của kẻ chót lầm đường lỡ bước…

Éo le thay, giữa hai chiến tuyến đó, là tình yêu sâu nặng của hai đứa con của hai bà mẹ: một là nữ du kích quả cảm, một là kẻ lê súng đi theo gót giặc. Phút ngộ ra chân lý cuối cùng của anh trước cái chết với hành động kêu gọi đồng ngũ qui hàng không đủ gột rửa tội lỗi, cũng như không thể làm mờ đi sự thật đau lòng: cái chết của hai người yêu nhau dưới họng súng của người yêu bên kia bờ chiến tuyến…

Mất mát dẫu khó lòng bù đắp nhưng vẫn cần lắm những nỗ lực hàn gắn bằng trái tim yêu thương giữa hai bà mẹ cũng như của cả cộng đồng…

Êkip dàn dựng vở: Tác giả kịch bản: Lê Thu Hạnh (tác giả “Bến bờ xa lắc”, từng được dàn dựng thành công trên sàn diễn NH Tuổi Trẻ), chuyển thể cải lương: Đức Hiền, đạo diễn: NSƯT Trần Quang Hùng và dàn diễn viên NH Cải lương Hà Nội.

Một số hình ảnh của vở diễn:

                                                     Theo Báo Laodong

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục