Tận dụng 60 kg giấy từ tạp chí cũ, họa sĩ Hồ Đắc Hiệp xé, dán tạo nên bức tranh miêu tả cảnh đồng quê thanh bình. Tác phẩm này cùng 7 hoạt động văn hóa khác tại Festival Huế 2010 vừa được trao kỷ lục Việt Nam.

Bức tranh xé giấy được Hồ Đắc Hiệp ấp ủ thực hiện từ những ngày còn học tại trường Mỹ thuật Huế. Anh đưa những hình ảnh dung dị, thân thương của đất nước mà bản thân yêu thích như cảnh chăn trâu, giờ tan học, trời hừng đông… vào nội dung của bức tranh và chọn đề tài là Đến hẹn lại lên.

Chỉ từ những mảnh báo cũ và đôi bàn tay khéo léo, họa sĩ thực hiện được bức tranh kỷ lục Việt Nam.

Sau 90 ngày miệt mài xé chọn các màu sắc ưng ý từ các quyển tạp chí cũ, họa sĩ hoàn thành bức tranh kích thước 1,4 m x 3 m, nặng khoảng 60 kg. Bức tranh được trưng bày tại Nam Châu hội quán, một trong những điểm triển lãm tác phẩm tạo hình mỹ thuật của Festival Huế 2010.

Ngoài bức tranh Đến hẹn lại lên, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam Vietkings còn trao tặng thêm 7 kỷ lục tại Festival Huế năm nay, như: Lễ hội đầu tiên tái hiện cuộc thao diễn thủy binh thời các Chúa Nguyễn (diễn ra đêm 7/6 trên sông Hương, trước đình làng Kim Long, phường Kim Long, quy tụ hơn 1.300 diễn viên quần chúng tham dự); Lễ hội Hành trình mở cõi, chương trình sân khấu hóa về lịch sử được dàn dựng lớn nhất (diễn ra trên sân khấu dài 360 m từ cửa Quảng Đức đến cửa Thế Nhân); Hơi thở của nước - Vở diễn đầu tiên diễn trên một sân khấu chìm dưới mặt nước (diễn ra tại Hồ Tịnh Tâm Huế); Phố tranh Festival - nơi nhiều bức tranh được trưng bày trên một tuyến phố nhất (diễn ra tại trục đường Lê Ngô Cát từ đàn Nam Giao đến lăng Tự Đức, quy tụ 3.000 bức tranh lớn nhỏ của nhiều họa sĩ)...

Cầu Tràng Tiền được trang hoàng bằng những con diều Huế rực rỡ sắc màu trong mùa lễ hội.

Dịp này, Vietkings còn trao kỷ lục Không gian nghệ thuật sắp đặt nhiều con diều Huế nhất cho triển lãm sắp đặt diễn ra trên cầu Tràng Tiền, từ ngày 4/6. Trong mùa lễ hội, cầu Tràng Tiền được tô điểm màu sắc rực rỡ với 1.000 con diều Huế hình dạng chim công, chim hạc, cánh dơi, bồ câu... có kích thước từ 1,6 đến 2,5 m do 10 nghệ nhân thực hiện.

 

Theo VnExpress

 

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục