Một buổi diễn của CLB ca trù Thăng Long.

Một buổi diễn của CLB ca trù Thăng Long.

Từ ngày 15-8-2010, thông tư “Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” do Bộ VHTTDL ban hành bắt đầu có hiệu lực. Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể là việc làm cần thiết, nhưng điều đáng quan tâm những di sản nào sẽ được lựa chọn?

Ưu tiên di sản đang bị mai một


 

Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) xưa nay vẫn được ví là một kho tàng đồ sộ với nhiều loại hình phong phú của nhiều tộc người, phân bố và tồn tại dưới nhiều hình thức, tên gọi khác nhau trên cả nước. Kiểm kê DSVHPVT vì thế là một việc làm cần thiết để nhận diện, xác định giá trị và lập danh sách di sản… Thế nhưng kiểm kê DSVHPVT cho đến nay dù không còn mới mẻ gì nhưng vẫn là một phương pháp hãy còn xa lạ với nhiều người. Chỉ riêng thuật ngữ DSVHPVT, theo TS Lê Thị Minh Lý - Phó Cục trưởng, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL cho biết, khoảng 15 năm về trước chưa mấy ai biết đến từ này. Năm 2001, Luật Di sản văn hóa được ban hành bắt đầu sử dụng thuật ngữ này nhưng phải đến 7 năm sau thuật ngữ kiểm kê DSVHPVT và một số nội dung mới về DSVHPVT mới được bổ sung trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa (năm 2009).


 

Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL “Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” do Bộ VHTTDL ban hành ngày 30-6-2010, dành hẳn mục 1 Chương II nói về các quy định trong công tác Kiểm kê DSVHPVT. Theo đó, đối tượng kiểm kê là DSVHPVT đang tồn tại bao gồm các loại hình: tiếng nói, chữ viết của các dân tộc VN; ngữ văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội; lễ hội truyền thống; nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian.


 

Một trong những quy định đáng chú ý của Thông tư là ưu tiên kiểm kê DSVHPVT đang bị mai một cần bảo vệ khẩn cấp và ngay khi phát hiện DSVHPVT này thì Giám đốc Sở VHTTDL phải báo cáo ngay UBND cấp để kịp thời có biện pháp bảo vệ. Ngoài ra, Thông tư còn quy định về nhiều vấn đề liên quan đến công tác kiểm kê DSVHPVT như nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức, lập hồ sơ, báo cáo và công bố kết quả kiểm kê. Theo đó, kết quả kiểm kê sẽ được Giám đốc Sở VHTTL công bố và nộp báo cáo Bộ trưởng Bộ VHTTDL trước ngày 31-10 hàng năm.


 

Tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ di sản


 

Theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian VN, do chữ viết ở nước ta ra đời muộn nên nhìn chung những giá trị văn hóa của các tộc người ở VN chủ yếu lưu giữ bằng truyền khẩu, trong văn hóa dân gian và tồn tại dưới hình thức DSVHPVT. Hội Văn nghệ dân gian VN nhiều năm qua đã vinh danh các chủ thể văn hóa lĩnh vực này bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó đáng chú ý hơn cả là việc Hội đứng ra phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Dù vậy, việc vinh danh DSVHPVT cấp quốc gia, thậm chí mong muốn xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh DSVHPVT như di tích vật thể vẫn luôn được đông đảo dư luận quan tâm.


 

Liên quan đến việc lập và thẩm định hồ sơ khoa học DSVHPVT để đưa vào Danh mục DSVHPVT quốc gia, Thông tư quy định rõ những Tiêu chí lựa chọn DSVHPVT để lập hồ sơ khoa học. Theo đó, DSVHPVT được lập hồ sơ khoa học phải có đủ 4 tiêu chí: có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, đại phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ và có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.


 

Một trong những tiêu chí quan trọng khi lựa chọn DSVHPVT để lập hồ sơ khoa học để đưa vào Danh sách DSVHPVT quốc gia là DSVHPVT đó phải được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ. Họ chính là chủ thể văn hóa đang sở hữu và thực hành di sản thì việc chọn di sản nào để xét vinh danh trước hết phải chính họ chọn lựa. Có như vậy thì DSVHPVT được vinh danh mới được cồng động trân trọng bảo vệ và tiếp tục sáng tạo những giá trị mới.


 

Về trình tự, thủ tục lập và gửi hồ sơ khoa học DSVHPVT đề nghị đưa vào Danh sách DSVHPVT quốc gia, Thông tư nêu rõ: Hồ sơ khoa học DSVHPVT bao gồm 9 hạng mục: Lý lịch DSVHPVT; bộ ảnh; bản ghi hình; bản ghi âm; bản đồ phân bố vị trí DSVHPVT; tư liệu khảo sát điền dã liên quan; bản cam kết bảo vệ và phát huy giá trị di sản; văn bản trao quyền sử dụng tư liệu của Sở VHTTDL cho Bộ BVHTTDL và bản danh mục các tài liệu. Giám đốc Sở VHTTDL địa phương tổ chức lập hồ sơ khoa học trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh để đề nghị Bộ trưởng Bộ VHTTDL đưa vào Danh sách DSVHPVT quốc gia.


 

TS Lê Thị Minh Lý cho biết, dù không xếp hạng nhưng DSVHPVT ở VN sẽ được phân loại, như là một phần của công việc kiểm kê, theo mức độ về hiện trạng sức sống và sự cần thiết phải bảo vệ hay cần thiết phải bảo vệ khẩn cấp. Theo đó, Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được thiết lập nhằm đánh giá về sức sống của di sản và chỉ ra những cách bảo vệ khác nhau, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng những biện pháp và phân bổ nguồn lực bảo vệ thích hợp. Dự kiến trước 31-10-2011, đợt kiểm kê DSVHPVT đầu tiên theo hướng dẫn của Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL sẽ hoàn thành trong cả nước.
 
                                                                                   Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục