Liên hoan sân khấu các vở diễn lịch sử chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội được đánh giá là một cuộc chơi sang của người làm nghệ thuật sân khấu. Dựng một vở lịch sử đã khó, để có doanh thu bằng vở lịch sử lại càng khó… Tuy nhiên nhìn vào sự hưởng ứng và số lượng khán giả đông đảo các đêm diễn ra tại liên hoan đã cho thấy một khía cạnh khác. Đó là đề tài lịch sử nếu người nghệ sĩ biết làm hay thì vở diễn vẫn có sức hút.

 

Vở “Mỹ nhân và anh hùng” của Nhà hát Kịch Việt Nam, HCV Hội diễn Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2009.

Đề tài lịch sử - Hơi thở thời đại

Có những vở diễn đã từng lấy của khán giả biết bao nước mắt, có những vở diễn mà khi xem, con người của hôm nay không khỏi sửng sốt khi soi vào lịch sử có những bài học quý giá về đối nhân xử thế và cả những nhân cách vĩ đại của những vị anh hùng…

Những vở diễn tham dự liên hoan đề tài lịch sử vừa được tổ chức tại nhiều điểm tại Hà Nội đã thực sự mang tới cho giới nghệ sĩ nói riêng, khán giả nói chung những cảm nhận mới mẻ và xúc động.

Đừng nghĩ rằng viết kịch bản về đề tài lịch sử là dễ dàng. Thuận lợi trên một nền câu chuyện và nhân vật có sẵn về cùng một triều đại lịch sử và cùng xoáy vào một nhân vật trung tâm nhưng nếu người viết không tìm ra một cốt truyện hấp dẫn và không bị “đụng hàng” với các tác giả khác lại là một thách thức lớn.

Tính riêng nhân vật Trần Thủ Độ trong vài năm gần đây đã thấy xuất hiện trên hầu khắp các thể loại sân khấu như kịch nói, tuồng, cải lương…

Nhà viết kịch Chu Thơm - tác giả vở “Mỹ nhân và anh hùng” của Nhà hát Kịch Việt Nam, HCV Hội diễn Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2009, giải B về kịch bản của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam chia sẻ: “Trước đây, chúng ta đã có những tác giả kịch bản thành công ở mảng đề tài này như Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Giao, Nguyễn Đình Thi... Vì vậy, với những người cầm bút sau này, điều quan trọng là phải có cái gì đó của riêng mình. Để câu chuyện cũ thu hút khán giả, người viết phải nhìn câu chuyện ấy bằng nhãn quan của ngày hôm nay, đưa hơi thở của ngày hôm nay vào. Đề tài lịch sử luôn là một thách thức với bất kỳ người cầm bút nào”.

NSƯT Giang Mạnh Hà, đạo diễn vở “Dời đô” của Đoàn Cải lương Đồng Nai, vở diễn giành HCV Hội diễn sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc 2009 chia sẻ: “Lịch sử Việt Nam là một kho báu để sân khấu cũng như các ngành nghệ thuật khai thác. Điều quan trọng nhất với tôi khi bắt tay vào dàn dựng một vở lịch sử đó là cảm xúc của mình với giai đoạn lịch sử đó, với nhân vật đó. Với một câu chuyện cũ, nhưng đạo diễn chúng tôi phải có cách kể mới và một thông điệp mang hơi thở thời đại mới cho khán giả”.

Đầu tư thế nào cho phải

Tuy nhiên, không phải trong tổng số 13 vở tham dự liên hoan đều đạt tới thành công, vẫn có một số vở bộc lộ những yếu điểm như kịch bản rơi vào mô phỏng lịch sử, hình thức dàn dựng không mới, tiết tấu vở quá chậm... Có vở gây phản cảm vì hình thức trang trí và trang phục biểu diễn của nhân vật quá rườm rà, không phù hợp với cốt truyện và nhân vật. Có vở diễn mà người nghệ sĩ chưa biết thổi hồn để nhân vật của mình được sống động, gần với thời đại.

Có thể thấy rất rõ các vở diễn tại liên hoan đã mang tới một quan niệm rất rõ: Không phải cứ vở diễn đề tài lịch sử là phải được dàn dựng hoành tráng, đầu tư đông người. Đầu tư thế nào cho thích đáng, nói vấn đề của lịch sử mà thấy được quan điểm của con người thời đại hôm nay là vấn đề mà các đơn vị nghệ thuật sân khấu cần quan tâm.

Nhiều đồng nghiệp sân khấu thấy tiếc khi liên hoan không có sự hiện diện của hai đơn vị sân khấu kịch xã hội hóa đã rất thành công tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp 2009: Nhà hát Kịch Phú Nhuận với vở “Nỏ thần” và Sân khấu kịch IDECAF với vở “Ngàn năm tình sử”.

Ghi nhận lớn nhất tại liên hoan lần này đó là các nghệ sĩ sân khấu đã không hề thờ ơ với đề tài lịch sử, bằng lăng kính sáng tạo nghệ thuật, họ đã giúp cho khán giả hiểu hơn, yêu hơn và trân trọng hơn các nhân vật lịch sử của dân tộc.

Tuổi thọ của một vở lịch sử thường ngắn hơn một vở hiện đại, một vở bi kịch thường khó trụ bằng một vở hài kịch là điều thường thấy đối với sân khấu. Đây là lý do mà đồng nghiệp cảm thấy trân trọng các đơn vị đã chọn dựng mảng đề tài lịch sử, một món ăn tinh thần không phải tầng lớp khán giả nào cũng ưa thích.

 

                                                                                        Theo SGGP

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục