Sản phẩm dệt thổ cẩm của người dân xã Chiềng Châu đang dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

Sản phẩm dệt thổ cẩm của người dân xã Chiềng Châu đang dần khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

(HBĐT) - Ngày xưa, Chiềng Châu có người con gái Thái đẹp tinh khiết như bông hoa ban trắng nở trên rừng. Nàng miệt mài ngồi bên khung cửi, đôi bàn tay thon thoăn thoắt đưa thoi. “Sấp đôi bàn tay đã thành hoa văn/ Ngửa đôi bàn tay đã thành hoa lá”…

 

Bên ánh lửa trại bập bùng, câu chuyện như thực như mơ về một người con gái Thái đẹp người đẹp nết đã hút hồn biết bao du khách đến với Mai Châu. Theo giọng kể phiêu diêu của người hướng dẫn viên du lịch trẻ tuổi, xã Chiềng Châu (huyện Mai Châu) dần được tái hiện với những gam màu sống động của hoa văn thổ cẩm truyền thống, với tiếng thoi đưa lách cách vọng ra từ khung cửa voóng nhà sàn, với vẻ mặn mòi của người con gái Thái đảm đang, hiền dịu… Xưa nay, nhắc tới vùng đất xinh đẹp và giàu bản sắc văn hóa này, người ta không thể không nhắc tới nghề dệt thổ cẩm.

 

Lần nào dẫn khách đến tham quan du lịch xã Chiềng Châu, anh Đoàn Thiên Đức – hướng dẫn viên du lịch phụ trách tuyến Hà Nội – Tây Bắc của Công ty lữ hành An Minh (Hà Nội) cũng có cảm giác lâng lâng, ấm áp như được trở về cố hương. Đã từng “nằm vùng” ở đây cả tháng trời để tìm hiểu văn hoá dân tộc Thái Mai Châu và khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của miền sơn cước độc đáo này, anh Đức đặc biệt ấn tượng với nghề dệt thổ cẩm cũng như hình ảnh duyên dáng của người con gái Thái khi ngồi bên khung cửi say sưa dệt sợi. Ấn tượng đó chắp cánh cho trí tưởng tượng của anh thăng hoa, để rồi thêu dệt nên câu chuyện đầy đam mê về một người con gái Thái đẹp như hoa ban rừng, sinh ra và lớn lên theo tiếng thoi đưa lách cách… Câu chuyện đã khơi gợi những cảm xúc tinh tế về mảnh đất Chiềng Châu, hút hồn không biết bao nhiêu du khách trong những đêm lửa trại bập bùng và trở thành “bí quyết” giúp người hướng dẫn viên du lịch tâm huyết “truyền lửa” cho những chuyến đi của mình.

 

Theo cảm nhận của anh Đoàn Thiên Đức, hình ảnh người con gái Thái ngồi miệt mài bên khung cửi sẽ tạo nên sức hút đặc biệt cho du lịch Chiềng Châu. Đó là “thuần phong mỹ tục” riêng có của mảnh đất này, là vẻ đẹp cần được đánh thức để có thể ánh xạ vào cuộc sống hiện đại, trở thành một phần tất yếu của các bản làng dân tộc Thái ở Mai Châu.      

 

Bác Khà Văn Tiến – nguyên Trưởng phòng Văn hoá huyện Mai Châu nhớ lại: Cách đây vài chục năm, nhà nào ở đây cũng có một vài khung dệt, nhà nào có con gái thì nhà đó có dệt thổ cẩm, cả làng cả bản đâu đâu cũng rộn tiếng thoi. Đây là nghề cổ truyền đồng thời là nét văn hoá đậm đà bản sắc. Người con gái Thái ở Mai Châu lúc 8 tuổi đã theo mẹ lên rừng trồng bông, 10 tuổi đã biết cán bông, kéo sợi, 13 tuổi đã thành thạo suốt chỉ, guồng tơ, biết tự làm khăn piêu cho mình và khi về nhà chồng, họ sẽ mang biếu chăn, gối, đệm... mình làm để tỏ lòng hiếu nghĩa...

 

Hiện, nghề dệt thổ cẩm mang lại 1/3 thu nhập cho người dân xã Chiềng Châu. Cả xã có khoảng 600/800 hộ làm nghề dệt thổ cẩm. Ngoài ra, xã còn duy trì hoạt động của đội văn nghệ để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Riêng bản Lác – nơi làm du lịch thổ cẩm đầu tiên của xã Chiềng Châu, cả bản có trên 100 hộ thì khoảng 80 hộ có khung cửi. Đặc biệt gần đây, tổ chức JICA (Nhật Bản) còn hỗ trợ thực hiện dự án “Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm tại xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu” do Sở NN&PTNT xây dựng. Theo đó, sẽ có 200 hộ dân trên địa bàn xã tham gia dự án, tổng kinh phí thực hiện khoảng gần 2,6 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí mua máy tách hạt bông và kéo sợi). Tất cả những nỗ lực đó đều hướng tới một cái đích cuối cùng: đánh thức vẻ đẹp của mảnh đất Chiềng Châu duyên dáng và đậm đà bản sắc./.

 

 

                                                                                     Phan Anh

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục