Một cảnh trong chương trình rối kết hợp The Train Theatre của Israel gây nhiều bất ngờ tại Liên hoan Múa rối Quốc tế lần 2

Một cảnh trong chương trình rối kết hợp The Train Theatre của Israel gây nhiều bất ngờ tại Liên hoan Múa rối Quốc tế lần 2

Đổi mới trong tư duy làm nghệ thuật rối, các chương trình rối của nhiều nước biết kết hợp nhiều loại hình rối trên một sân khấu, sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những hiệu ứng hình ảnh

 
12 đoàn rối quốc tế và 5 đoàn rối của VN đã có một đêm khai cuộc tưng bừng tại Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám, Hà Nội. Liên hoan Múa rối Quốc tế lần thứ 2 diễn ra từ ngày 5 đến 9-9 tại Hà Nội là một trong những hoạt động chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
  
Sáng tạo của nghệ thuật rối các nước
 
Góp mặt trong “bữa tiệc rối” quốc tế tại Hà Nội lần này, các đoàn nghệ thuật đến từ Ai Cập, Israel, Cuba, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore... vẫn chọn những tiết mục vừa thể hiện được bản sắc văn hóa riêng vừa có yếu tố đổi mới trong tư duy làm nghệ thuật rối. Nghĩa là kết hợp nhiều loại hình rối trên một sân khấu; sử dụng công nghệ hiện đại để tạo ra những hiệu ứng hình ảnh thu hút người xem.
 
Rối nhảy ballet với người; rối tỏ tình với nghệ sĩ; rối biến mình thành hình tượng ca sĩ nổi tiếng Michael Jackson hát múa cực kỳ điệu nghệ...
 
Ở một số tiết mục, diễn xuất của rối và người đan quyện với nhau trong sự cộng hưởng của ánh sáng, âm nhạc, tiếng động, thiết kế sân khấu...
 
Chương trình rối kết hợp The Train Theatre của Israel... lại gây bất ngờ ở bản lĩnh làm chủ sân khấu của hai nghệ sĩ đến từ Nhà hát Giấc mơ.
 
Trong hơn một giờ, vẻn vẹn trong mấy mét vuông sân khấu, hai nghệ sĩ này đã đưa người xem trải qua những bối cảnh khác nhau, những hoàn cảnh sống khác nhau trong câu chuyện về một chàng trai vượt bao khó khăn để tìm lại giọng ca kỳ diệu của người mẹ đã bị mụ phù thủy đánh cắp.
 
Ngồi xem ở vị trí khán giả, ông Chu Thơm, Phó Phòng Nghệ thuật – Cục Nghệ thuật Biểu diễn, nhận xét: “Múa rối muốn hấp dẫn người xem thì trò phải hay. Theo đó, cốt truyện cần đơn giản, dễ hiểu nhưng dàn dựng thì phải kỳ công và quan trọng nhất là làm sao để các con rối và nghệ sĩ đến gần với khán giả, giao lưu được với khán giả.
 
Xu hướng của rối thế giới bây giờ là gây ấn tượng về sự nhìn - nhiều trò, nhiều loại hình rối, thậm chí kết hợp với công nghệ chiếu sáng, kỹ xảo, ánh sáng tạo nên một không gian biểu diễn giống như một lễ hội mà ở đó, người xem không cảm thấy bị ngăn cách với nghệ sĩ, con rối.
 
Làm “rối” nghệ thuật rối
 
Với tư cách chủ nhà, VN tham gia liên hoan với 5 đoàn rối và 8 chương trình dự thi phong phú về thể loại. Ở chặng thi đầu tiên, người xem dành nhiều thiện cảm cho chương trình Hào khí Thăng Long, Vịt con xấu xí của Nhà hát Múa rối VN.
 
Nếu chương trình rối que Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài của đoàn Trung Quốc gây ấn tượng ở sự lãng mạn với âm nhạc đặc trưng, diễn xuất tung hứng giữa người và rối trong các điệu múa tung dải lụa thì tiết mục Vịt con xấu xí của Nhà hát Múa rối VN lại chiếm được thiện cảm của khán giả ở sự phá cách trong việc tạo dựng một không gian sân khấu mở, đưa các con rối đến gần hơn với khán giả.
 
Còn Hào khí Thăng Long thì ngoài việc “khoe khéo” bản sắc dân tộc VN với đàn tì bà, sáo, nhị đã đáp ứng được nhu cầu “xem trò” của khán giả khi trưng ra nhiều trò với nhiều loại hình rối như rối bóng, rối mặt nạ...
 
Tuy nhiên, tại liên hoan lần này, bên cạnh những tiết mục tạo được ấn tượng về sự nhìn, thể hiện trí tưởng tượng, sức sáng tạo và sự kỳ công của các nghệ sĩ... các chương trình múa rối của VN vẫn còn nhiều tiết mục quá cũ trong tư duy làm rối.
 
Một số tiết mục khác tuyệt đối hóa sân khấu hộp, coi trọng cốt truyện, nhiều thoại - những yếu tố bị coi là rào cản trong tiếp nhận của khán giả ở nghệ thuật rối - đẩy khán giả ra xa... khiến các tiết mục trở nên nặng nề, kém hấp dẫn, không tạo ra được sự cộng hưởng về cảm xúc nơi người xem.
 
Chẳng hạn: Súy Vân giả dại (chuyển từ chèo cổ sang nghệ thuật múa rối, thể hiện trên hình thức sân khấu khung tranh - sân khấu đen) do Nhà hát Múa rối VN trình diễn; Lý Thông - Thạch Sanh của Đoàn Múa rối TPHCM; Cô gái tóc vàng của Đoàn Múa rối Hải Phòng...
 
Trả cho rối không gian sống
 
Một chuyên viên của Cục Nghệ thuật Biểu diễn - đơn vị tổ chức liên hoan - cho rằng đã đến lúc những người làm rối VN cần phải xác định lại đối tượng phục vụ của mình. Nói cách khác, đối tượng của rối là thiếu nhi và khách nước ngoài. Với hai đối tượng này, việc đề cao cốt truyện, ý tưởng, tính triết lý và những kiểu dàn dựng cầu kỳ, rườm rà chỉ khiến nghệ thuật rối trở nên rối, kém sức hấp dẫn. Khởi nguồn của rối là ở các làng quê, lễ hội... nên cần thiết phải trả cho rối không gian sống của nó.
 
Tất nhiên, không phải đem rối về làng, ra đường... mà việc trả không gian cho rối nằm ở tư duy dàn dựng chương trình sao cho sôi động, ấn tượng, tràn ra ngoài sân khấu hộp, xuống tận nơi khán giả thưởng thức. Bên cạnh đó, phải nâng cao trình độ biểu diễn của diễn viên, làm sao sự xuất hiện của nhiều loại hình rối trên sân khấu phải quyện nhuyễn vào nhau.

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục