Thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế

Thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế "một cửa" giảm bớt phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

(HBĐT) - Sau hai năm thực hiện Quy chế văn hóa công sở theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phong cách, thái độ làm việc của cán bộ, công chức ở nhiều cơ quan Nhà nướintreen địa bàn tỉnh, nhất là ở những điểm tiếp dân đã có những chuyển biến rõ rệt, song vẫn còn những điều đáng nói...

 

Ngày 2/8/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Cho đến nay, ở tỉnh ta, hầu hết các cơ quan Nhà nước đã xây dựng quy chế làm việc của đơn vị mình. Tuy nhiên, mỗi cơ quan thường tự đặt ra các quy chế riêng về phong cách làm việc của nhân viên nên không có tính thống nhất. Các cơ quan hành chính nhà nước ở cả 3 cấp cũng đã thành lập bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, đây là nơi người dân trực tiếp giao dịch với cán bộ, công chức nhà nước. Xây dựng văn hóa công sở ở những điểm tiếp công dân, bộ phận “một cửa” là vấn đề cần được quan tâm.

 

Điều dễ nhận thấy tại các cơ quan, đơn vị, bộ phận “một cửa” đều được đặt ở vị trí thuận lợi để tiện cho công dân, tổ chức đến giao dịch. Phòng làm việc được trang bị các phương tiện làm việc cần thiết, niêm yết công khai quy trình, thủ tục, lệ phí, thời gian giải quyết; ghi tên phân định rõ vị trí từng lĩnh vực như địa chính, xây dựng, chứng thực…; phân công cán bộ, công chức có trình độ, năng lực chuyên môn làm việc tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Cùng với việc tiếp nhận hồ sơ, tiến hành giải quyết thủ tục hành chính nhanh gọn, đảm bảo thời gian không để tồn đọng. Đồng thời trong giao tiếp, ứng xử với công dân, cán bộ có thái độ nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.

 

Sau một thời gian dài trước đây người dân phản ánh nhiều về tình trạng nhiêu khê, lắm thủ tục rườm rà khi phải đến cơ quan công quyền giải quyết công việc, thái độ của cán bộ công chức cửa quyền, sách nhiễu gây phiền hà cho nhân dân. Việc thực hiện cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” phần nào đã khắc phục được thực trạng trên. Người dân nắm được thời gian, quy trình, thủ tục giải quyết vụ việc theo từng lĩnh vực nên khi có nhu cầu đến thẳng bộ phận “một cửa” mà không mất thời gian tìm gặp các bộ phận chuyên môn như trước. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tình trạng ở nơi này, nơi kia việc giải quyết công việc của cán bộ, công chức mang lại hài lòng cho công dân, tổ chức có yêu cầu, bên cạnh đó cũng còn không ít phàn nàn về thủ tục “một cửa”  nhưng vẫn mất nhiều thời gian đi lại, thái độ của cán bộ, công chức gây bất bình, khó chịu cho người đến giao dịch. Tâm lý của nhiều người còn e ngại khi đến cơ quan, công sở nhà nước. Bộ phận “một cửa” của UBND phường Tân Hoà (TP Hòa Bình) được bố trí một phòng trong dãy nhà trụ sở UBND. Trong giờ làm việc, chúng tôi nhận thấy cán bộ trực luôn tất bật với công việc. Mặc dù chăm chú làm việc nhưng thái độ của mọi người vẫn hòa nhã. Vừa nhanh chóng tiếp nhận xem xét hồ sơ vừa hướng dẫn cho người dân khi cần bổ sung hoặc chỉnh sửa, không quên kèm theo những lời “xin lỗi”, “mong bác, cô thông cảm”… Một nhóm các bác chừng ngoài 50 tuổi đến xin xác nhận vào hồ sơ nhưng chưa đủ giấy tờ, sau khi được hướng dẫn trước khi ra về vui vẻ: Đến cơ quan nhà nước gặp cán bộ được hướng dẫn tận tình, thái độ vui vẻ như vậy rất thoải mái. Nên dù tuổi cao phải đi bộ từ nhà đến nhưng có đi lại nhiều lần cũng không thấy ngại.

 

Ở một xã khác khí chúng tôi có dịp về làm việc, mặc dù trụ sở ủy ban đã được xây mới nhưng bộ phận “một cửa” chưa được bố trí, sắp xếp hợp lý với lý do cơ sở chật chội, thiếu phòng làm việc. Trong phòng “một cửa” là 3 – 4 chiếc bàn được kê thẳng, so le nhau, không có biển ghi tên các bộ phận chuyên môn nên khi có việc thuộc lĩnh vực nào người dân phải hỏi gặp trực tiếp cán bộ phụ trách lĩnh vực đó. Gần 3 giờ chiều, công dân ngồi đợi gần kín hết ghế chờ nhưng những chiếc  ghế trực của cán bộ “một cửa” vẫn trống trơn. Một số người đã phải gọi điện để tìm gặp cán bộ trực. Tuy sốt ruột nhưng chúng tôi vẫn cố gắng đợi. Do gặp lần đầu nên khi người cán bộ đó tới chúng tôi không biết đã cùng một người hẹn trước đi thẳng vào căn phòng nhỏ khuất hẳn phía trong chứ không ngồi ở bàn trực. Chúng tôi buộc phải vào phòng đó trao đổi công việc mà không khỏi thấy ngại cứ như đi nhờ vả việc riêng.

 

Quy chế văn hóa công sở được ban hành nhằm xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ với nhiều quy định về trang phục, giao tiếp, ứng xử của cán bộ, công chức. Tại  Điều 7 của Quy chế quy định "Cán bộ, công chức, viên chức phải đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ" nhưng thực tế vẫn chưa được chấp hành một cách nghiêm túc, nơi thực hiện nơi không tuỳ theo quy định của thủ trưởng cơ quan. Bên cạnh đó, người dân vẫn phàn nàn về cách ứng xử trịch thượng, bắt bẻ của một số cán bộ, công chức. Không ít người dường như vẫn ngộ nhận về "uy quyền" của mình, coi người dân như đối tượng phụ thuộc, được "ban phát", khiến người dân có cảm tưởng như phải qụy lụy, xin xỏ. Nhiều người cảm thấy việc tươi cười, nhã nhặn với người dân là bị "thiệt thòi, mất mát" nên rất "tiết kiệm" những hành vi thân thiện. Cán bộ, công chức được giao ở bộ phận “một cửa” hiện nay đa phần trẻ tuổi, thường tiếp xúc với những người lớn tuổi nhưng trong hành vi thiếu hẳn sự nhã nhặn, kính trọng, lời nói gọn lỏn, cộc lốc rất gây phản cảm.

 

Ở các cơ quan, đơn vị, việc giáo dục, nhắc nhở cán bộ, nhân viên về thái độ trong công việc là việc làm thường xuyên của thủ trưởng đơn vị, nhưng việc chấp hành thực tế phụ thuộc vào ý thức của mỗi cán bộ, công chức. Kinh nghiệm cho thấy ở đâu thủ trưởng cơ quan, đơn vị quan tâm và có ý thức xây dựng văn minh công sở thì ở đó môi trường công sở có những biểu hiện tích cực rất rõ nét so với các nơi khác. Điều đó thể hiện ở đề cao trách nhiệm người đứng đầu; tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát; khen thưởng, xử phạt đúng mức với những người làm tốt, chưa tốt…

 

                                                                                               Thu Hà

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục