Trong xã hội luôn có những hoàn cảnh đáng thương, khó khăn cần được sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng. Qua sự sẻ chia, giúp đỡ đó càng thấm đẫm tính nhân văn và tôn vinh những giá trị đích thực của cuộc sống. Với các nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, người mẫu - người của công chúng, việc tham gia công tác từ thiện còn là cách thức nuôi dưỡng tâm hồn, thể hiện nhận thức và trách nhiệm với xã hội. Tuy nhiên, chuyện làm từ thiện luôn có hai mặt và hiện vẫn bị không ít người của công chúng sử dụng như một công cụ đánh bóng tên tuổi.

 

Hôm rồi, vô tình nghe được một phóng viên mảng văn hóa nghệ thuật trò chuyện cùng diễn viên L.N.K. qua điện thoại. Cuộc nói chuyện khá dông dài vì diễn viên L.N.K. chăm chăm muốn phóng viên viết một bài giúp cô quảng cáo tên tuổi với lý do cô vừa bỏ ra vài chục triệu đồng giúp bệnh nhân nghèo.

Với L.N.K., người trong giới cho biết, trong nhiều chuyến đi làm từ thiện, cô diễn viên này hay lôi theo cả valy quần áo để… chụp ảnh, PR cho bản thân nhiều hơn ý nghĩa công việc cô đang làm.

Nổi trội trong việc xài chiêu làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi còn có ca sĩ N.S. – người từng tuyên bố phát không 2 tấn gạo cho người nghèo tại nhà riêng nhân dịp sinh nhật lần thứ 40, kế đến là câu chuyện bán sim điện thoại với giá 160 triệu đồng làm từ thiện, rao bán căn nhà 5 triệu USD để xây trại trẻ mồ côi... nhưng cái kết cuối cùng chỉ là từ thiện… ảo.

Thực tế, không ít người của công chúng mỗi lần đi làm từ thiện thường hay kéo mấy phóng viên đi theo để chụp hình, viết bài quảng cáo, không xuất phát từ cái tâm vì cộng đồng. Chưa kể những hình ảnh người của công chúng gây phản cảm từ những chuyến đi như việc ăn mặc lòe loẹt không phù hợp với ý nghĩa công việc đang thực hiện.

Có thể kể đến hoa khôi thời trang Ng.Q. mặc váy ngắn khoe chân dài trong chuyến đi tặng quà cho một trường học ở huyện Bình Chánh; Hoa hậu Trái đất 2010 L.T.D.H. diện áo mỏng thấy rõ nội y khi đi chia sẻ nỗi mất mát của người dân Phú Yên do lũ quét; ca sĩ Th.T. quẹt đôi môi cùng bộ móng tay đỏ chót trong chuyến từ thiện ở Đà Nẵng; Hoa hậu nhân ái C.T.Q. trao quà cho một cậu bé bị ung thư ở Tây Ninh với bộ móng tay sơn đen thui…

Nhiều người đi làm công tác xã hội lại trang điểm tỉ mỉ, cẩn thận đến từng centimet như đi diễn trên sân khấu hoặc diện những bộ đồ hàng hiệu, trang sức quý phái và không ít người lạnh lùng trưng cả một cặp kiếng đen to đùng trên mặt… Hình ảnh được PR kiểu như thế xuất hiện ngày càng nhan nhản, kém chân tình, thiếu ý nghĩa khi làm từ thiện.

Sốc hơn, có trường hợp người của công chúng còn hùng hồn phát biểu và thực hiện ảnh “nuy” – khỏa thân để làm từ thiện, càng tạo cho khán giả cái nhìn thiếu thiện cảm. Vốn dĩ, người Việt Nam luôn xem trọng các giá trị văn hóa tinh thần, văn hóa mang tính nghệ thuật, thì việc chụp ảnh “nuy” hiện nay gán thêm cái mác làm từ thiện quả thật khó chấp nhận.

Ca sĩ Mỹ Tâm làm từ thiện ở An Giang.

Nói như thế không có nghĩa là bất cứ người của công chúng nào cũng lấy danh nghĩa đi làm từ thiện để đánh bóng tên tuổi của mình. Công chúng có thể an lòng khi cảm nhận được cái tâm nhiều ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên… vẫn luôn hướng đến cộng đồng vì sự sẻ chia chân thành.

Đó là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tham gia nhiệt tình các chương trình ca nhạc từ thiện, tổ chức các show ca nhạc phục vụ sinh viên và tặng học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó; ca sĩ Mỹ Tâm dành nhiều thời gian cho hoạt động của Quỹ Mỹ Tâm Foundation – chương trình “Nâng bước ngày mai” giúp nhiều học sinh hiếu học tiếp tục đến trường; ca sĩ – diễn viên Ngô Thanh Vân tổ chức hẳn một liveshow “Đêm Sài Gòn” để gây quỹ từ thiện cho bệnh nhân Bệnh viện Ung bướu TPHCM…

Hay bình dị như ca sĩ Phương Thanh, mỗi chuyến đi làm từ thiện thường được chị thực hiện trong âm thầm. Theo chị, như thế thì việc làm từ thiện mới có ý nghĩa thật sự. Không chỉ thế, những chuyến đi vì xã hội, vì cộng đồng thường tạo cho chị rất nhiều xúc cảm, nuôi dưỡng những điều tốt đẹp cho tâm hồn và giúp chị dễ dàng thăng hoa hơn với nghề.

Ông bà ta có câu “của cho không bằng cách cho”, làm từ thiện bằng cái tâm thì người nghệ sĩ chân chính sẽ đạt được nhiều hơn những gì đã bỏ ra, đã trao tặng. Hy vọng, những tấm lòng nhân ái sẽ tiếp tục mở rộng bằng ánh mắt, nụ cười và trái tim chân tình, chung tay góp sức nâng đỡ những số phận, những hoàn cảnh khó khăn để xã hội ngày thêm tươi đẹp. 

 

                                                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục