Bức tranh

Bức tranh "Phố Hàng Mắm" của cố họa sĩ Bùi Xuân Phái

Đó là tên triển lãm tranh đang diễn ra tại phòng trưng bày 16 Lê Thái Tổ (Hà Nội).

 

Khai mạc từ ngày 24.10, triển lãm mang đến cho người xem nhiều bức tranh nguyên bản của những danh họa lớn đất kinh kỳ như Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tiến Chung, Lưu Công Nhân…

Nguyễn Tư Nghiêm hiện diện trong triển lãm với một bức tranh bột màu trên giấy nằm trong dòng tranh về những nhân vật trong ký ức dân tộc của ông, bên cạnh dòng tranh con giống trác tuyệt; bức Thúy Kiều- Kim Trọng, khổ 50 cm x38cm. Một bảng màu hư ảo, những gương mặt nhân vật chất chứa tâm sự, bức tranh nhỏ nhưng mở ra một không gian mênh mông cho tâm tưởng người xem.

Những thực hư về tranh Phố Phái hẳn khiến người xem phải dừng chân thật lâu trước bức tranh Phố Hàng Mắm, sơn dầu, khổ chỉ 24cm x32cm. Có một cảm nhận về sự cũ kỹ phủ trên bề mặt toàn bộ bức tranh, thu hút mạnh mẽ con mắt nhìn của người đối diện. Thật khó để rời khỏi chút không gian Phố Hàng Mắm, rời khỏi cái căn nhà một tầng thấp nhỏ nhô ra khỏi trật tự dãy nhà trên phố ấy tuy rằng nó đã được đóng khung và treo lên nơi đây...

Một bức tranh cũng nhỏ xinh khác của cố họa sĩ Nguyễn Tiến Chung có tên Ao làng, sơn dầu, khổ 24 cm x32cm. Hơi ngược lại với bảng màu của Bùi Xuân Phái, bức tranh có cùng kích thước, chất liệu sơn dầu này lại là một hòa sắc tươi vui, màu xanh dương pha xanh lục của mấy dãy núi làm phông nền cho những nếp nhà nhỏ phủ đầy rơm vàng, cho cả cái ao làng nho nhỏ…

Triển lãm Còn mãi với thời gian còn giới thiệu thêm với người yêu hội họa những bức sơn mài chỉn chu theo kỹ thuật truyền thống, với hòa sắc thâm sâu mà rực rỡ của Văn Bình, Nguyễn Huy Hoàng, bên cạnh nét bút phóng túng tạo nên những bức tranh vẽ hoa quyến rũ của Lưu Công Nhân...

Triển lãm sẽ kết thúc vào ngày 30.10 tới. Tiếp sau triển lãm này, cũng tại phòng trưng bày này sẽ bày luân phiên tranh của các bậc tài danh nói trên.

 

                                                                                   Theo Bao LĐ

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục