(HBĐT) - “Không phải mẹ chồng khó tính, chỉ có con dâu không biết đối xử với mẹ chồng…”, đó là điều chia sẻ của chị Phương, phường Tân Hoà (TPHB).

 

Chị cho biết: Ngày mới về làm dâu nghe hàng xóm nói bà Liên (mẹ chồng) rất khó tính nên chị cũng hơi ngại. Đúng là “ khó tính” thật nhưng sống gần mẹ chồng lâu dần chị cảm thấy điều “khó tính” ấy rất cần cho mình trong cuộc sống. Sinh ra trong một gia đình khá giả, bố mẹ chỉ có hai chị em (một trai, một gái) nên ít khi Phương phải làm những công việc nội trợ như chợ búa, cơm nước, thậm chí việc giặt giũ đã có máy giặt. Đi làm dâu tránh làm sao mọi công việc nội trợ, nhất là việc vào bếp là điều sợ nhất đối với Phương. Nhưng thật may mắn Phương luôn được mẹ chồng giúp và chia sẻ. Nhiều hôm đi làm về muộn thấy cơm canh đã dọn sẵn, Phương cảm thấy ái ngại với mẹ chồng thì lại được mẹ chồng an ủi:

 

- Các con đi làm vất vả ở cơ quan, mẹ ở nhà cả ngày chỉ có hai bữa cơm đã thấm vào đâu, con cứ yên tâm lo việc xã hội, việc nhà để mẹ giúp. Thôi đi tắm rửa đi con để còn ăn cơm kẻo nguội hết.

 

Thậm chí có hôm vì công việc bận rộn quá quần áo chưa kịp giặt, mẹ chồng ở nhà cũng làm luôn. Để giúp mẹ đỡ vất vả, Phương ngỏ ý mẹ mua một chiếc máy giặt thì bà lại bảo: Thời bây giờ nhiều thứ máy móc hiện đại rất tiện cho cuộc sống nhưng lại tạo thói quen lười biếng cho con người, con không phải lo cho mẹ, tiền để dành lo việc khác cần hơn con ạ. Mẹ có cái máy giặt “50 năm vẫn chạy tốt”, bà mỉm cười tỏ ý khen con dâu hiếu thảo. Bà còn dạy Phương từ cách phơi quần áo sao cho đúng kiểu, đúng chỗ với từng loại quần áo vừa đảm bảo mỹ quan lại lịch sự. Về làm dâu mẹ, Phương được học nhiều điều từ cách đối nhân xử thế cho đến cách ăn, nết ở sao cho hợp người, hợp cảnh.

 

Chị Tâm, một cô giáo mầm non ở huyện Lạc Sơn đang theo học lớp đại học tại chức khoa mầm non trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình tâm sự: “Nếu không có gia đình nhà chồng quan tâm, động viên đi học thì có lẽ cuộc đời tôi chỉ dừng lại với tấm bằng trung cấp mầm non”. Vừa ru nựng thằng Bi, chị kể tiếp: Cu Bi mới được 5 tháng tuổi, hàng tháng em phải đi học 10 ngày, con nhỏ nên mẹ chồng đi cùng trông cháu. Vất vả, một người đi học cả nhà lo… Như hiểu được tâm trạng của con dâu, bà Niển (mẹ chồng chị Tâm) tiếp lời: Biết là khó khăn nhưng còn sức khoẻ giúp các con học hành có kiến thức để không bị tụt hậu là tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Tôi không quan niệm con gái hay con dâu, mình cứ sống tốt với con thì con nó lại hiếu thảo với mình - “cuộc đời có vay, có trả mà”, đi đâu mà thiệt.

 

Các cụ dạy rằng: “Nhập gia tuỳ tục”, con dâu mới về nhà chồng phải chủ động hoà nhập vào cuộc sống nhà chồng bằng cách điều chỉnh lại thói quen, nếp sinh hoạt sao cho phù hợp, đừng khiến mẹ chồng khó chịu. Biết cư xử khéo léo để mẹ chồng cảm nhận được rằng  con dâu tuy “ khác máu nhưng không tanh lòng”. Nghe mẹ chồng giãi bày, Tâm cảm thấy lòng mình thật ấm áp, nguyện suốt đời là con dâu hiếu thảo của mẹ.

 

 

                                                                                                   Ngọc Anh

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục