Lâu nay, phim Việt vẫn loay hoay tìm "phao cứu hộ" nhằm thoát khỏi tình trạng "con hát mẹ khen hay" ở trong nhà, vì toàn "quân ta" cả nên có thể một bỏ làm mười cũng chẳng sao, lọt sàng xuống nia, đi đâu mà thiệt. Nhưng khi đem chuông ra đấm "sân nhà" mà vẫn phải chịu cảnh lọt sàng rơi vào thúng thiên hạ. Liệu bộ phim "hot" Cánh đồng bất tận đang được trình chiếu sẽ mách bảo điều gì?

Từ truyện thành phim

Cánh đồng bất tận được chuyển thể từ truyện vừa của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Truyện này của cô gái đất Mũi đã nhận nhận được giải của Hội Nhà văn Việt Nam (2006) và Giải thưởng Văn học ASEAN (2008). Êkip sản xuất bộ phim gồm những gương mặt ít nhiều đã có thương hiệu như: nhà biên kịch Ngụy Ngữ, nhà biên tập Nguyễn Hồ, đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình, giám đốc hình Nguyễn Tranh, nhạc sĩ Quốc Trung, chuyên gia dựng phim Folmer Martin Wiesinger (Mỹ), họa sĩ thiết kế Mã Phi Hải,... cùng sự hội tụ của dàn diễn viên như: Đỗ Hải Yến, ngôi sao Việt kiều Dustin Nguyễn, Tăng Thanh Hà, Mỹ Uyên, Võ Thanh Hòa, Ninh Dương Lan Ngọc,...

Bộ phim lấy bối cảnh miền Tây Nam Bộ.

So với nguyên tác truyện vừa của Nguyễn Ngọc Tư, phim có đôi chút thay đổi cho thích hợp với ngôn ngữ và điều kiện dàn dựng của điện ảnh là điều rất bình thường. Chỉ có điều, các nhà sản xuất phim dám đưa lên màn ảnh một câu chuyện vốn dĩ đã ít nhiều có những "hệ lụy" là một sự dũng cảm rất đáng ghi nhận.

Cảnh trong phim Cánh đồng bất tận.

Hé lộ hướng đi cho phim Việt?

Cánh đồng bất tận là một tác phẩm hiếm hoi đã hai lần "vượt biên" sang xứ sở kim chi. Lần thứ  nhất truyện được chuyển ngữ sang tiếng Hàn vào năm 2007. Và sau đấy 3 năm,Cánh đồng bất tận là bộ phim duy nhất đại diện cho VN tham gia Liên hoan phim quốc tế Busan lần thứ 15 - Liên hoan phim lớn nhất của châu Á diễn ra từ ngày 7-15/10/2010 tại Hàn Quốc với sự tham dự của 60 quốc gia và 300 phim. Trong dịp tham dự Liên hoan phim châu Á lần này, Cánh đồng bất tận được công chiếu tại Hàn Quốc trước sự chứng kiến của gần 10.000 quan khách trong vòng 9.

Đáng lưu ý là bộ phim này kiếm được một suất tài trợ từ Quỹ Điện ảnh Châu Á (ACF) để thực hiện hậu kỳ trong tổng số 5 phim của châu Á nhận được tài trợ này, (có 2 phim của nước chủ nhà Hàn Quốc) cũng là một cơ may.

Có được điều đó, ngoài sự cố gắng và tính chuyên nghiệp cần thiết của êkip làm phim, nhà sản xuất, thiết nghĩ để phim Việt có một hướng đi cần thiết phải biết PR từ khâu kịch bản thông qua các tác phẩm văn học đã được khẳng định, thay vì các hãng phim tự mình đặt hàng một ai đó viết kịch bản rồi đem vào sản xuất theo kiểu các phim "cúng cụ" được nhà nước đặt hàng, nghiệm thu xong lại đem vào kho đắp chiếu.

Một kịch bản được thẩm định từ các hội đồng văn chương chuyên nghiệp trong nước và quốc tế, được chuyển ngữ sang các ngôn ngữ khác, chắc chắn là khúc dạo đầu hữu hiệu, cần thiết cho sự ra đời của một bộ phim hay. Chưa chắc một truyện ngắn hay một tiểu thuyết được giải ở trong nước đã là tấm thẻ bảo đảm cho một bộ phim hay, nhưng sẽ chẳng thể có phim hay từ những kịch bản theo kiểu ăn xổi, ở thì do chính các nhà văn nghiệp dư hay nhà sản xuất tự thẩm định được.

Sở dĩ Cánh đồng bất tận được công chúng mong đợi chính là nhờ hội tụ được nhiều yếu tố từ khâu kịch bản đến biên kịch, biên tập, đạo diễn, ghi hình, diễn viên, dựng cảnh, hậu kỳ,... Ngoài PR ở khâu kịch bản, thì phim đã không ngần ngại PR thông qua việc sử dụng trailer để quảng cáo ở rạp và ngay trước khi chiếu. Đấy là bước đi khá táo bạo và rất hiện đại, nhưng xem ra còn khá dè dặt đối với phim Việt. Sử dụng các cảnh "hot" để làm trailer thực sự đã gây được sức hút lớn đối với công chúng. Ngay cả các "sao", dù họ đã từng tham gia đóng các cảnh nóng, nhưng vẫn bị hút bởi trailer của Cánh đồng bất tận.

Để PR, phần lớn các phim Việt thường sử dụng các cuộc phỏng vấn những người tham gia sản xuất. Qua đó những người này hoặc là tranh thủ PR cho chính mình hoặc để lộ ra quá trình quay, dàn dựng, làm hậu kỳ... mà lẽ ra những điều này càng giữ kín càng tốt.  Yếu tố "bí mật" bao giờ cũng có tác dụng kích thích sự tò mò, hiếu kỳ của một bộ phận không nhỏ công chúng.

Hy vọng rằng cách làm này có thể mách bảo điều gì cho điện ảnh nước ta trong quá trình tìm hướng đi cho phim Việt.

                                                                                 Theo Báo CAND

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục