Các nghệ sĩ đang tập dượt Chương trình Nam Bộ thành đồng

Các nghệ sĩ đang tập dượt Chương trình Nam Bộ thành đồng

8 giờ 30 ngày 22-11, tại Khu tưởng niệm Ngã ba Giồng, huyện Hóc Môn, diễn ra Lễ kỷ niệm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa. Đây là buổi lễ cấp quốc gia, được truyền hình trực tiếp trên kênh HTV9. Đặc biệt, trong nội dung lễ kỷ niệm, chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” được thực hiện nhằm tôn vinh lịch sử dân tộc, giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ hôm nay.

 

Chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” là hoạt động nghệ thuật tuyên truyền chính trị, do Ban tổ chức những ngày lễ lớn TPHCM chỉ đạo thực hiện, Sở VH-TT-DL tổ chức và đơn vị Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM thực hiện.

Ê kíp thực hiện chương trình gồm tổng đạo diễn: NS Đinh Trung Cẩn – Bộ VH-TT-DL, chỉ đạo nghệ thuật: NS Vy Nhật Tảo, đạo diễn dàn dựng: Dương Thảo, biên tập âm nhạc: Vy Nhật Tảo – Hồng Sơn, Chương trình sân khấu hóa được dàn dựng thành 3 chương, nêu bật những dấu son lịch sử của Nam Kỳ khởi nghĩa.

Đi từ những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ tự phát đến những cuộc khởi nghĩa có Đảng lãnh đạo, cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đã để lại những bài học quý giá cho lịch sử cách mạng Việt Nam và lưu truyền qua bao năm tháng những tấm gương anh hùng liệt sĩ làm rạng danh sông núi như: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai… góp phần phá tan các âm mưu đàn áp, bắt bớ của thực dân Pháp, làm tiền đề để dẫn đến cuộc đấu tranh thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Cũng chính nơi đây – địa danh Mười tám Thôn Vườn Trầu, các đồng chí lãnh đạo của Đảng đã về hoạt động, chỉ đạo phong trào cách mạng, ghi lại bao dấu tích oanh liệt của cuộc khởi nghĩa, là nơi địa linh nhân kiệt, quy tụ được nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung, tập họp được lực lượng quân dân lớn mạnh, sẵn sàng đấu tranh, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do dân tộc.

Để tôn vinh các giá trị lịch sử, chương trình sân khấu hóa “Nam bộ thành đồng” được đầu tư thực hiện hoành tráng, dàn dựng công phu, với sự tham gia biểu diễn của gần 400 diễn viên, trong đó có các nghệ sĩ ca sĩ: NSƯT Tạ Minh Tâm, NSƯT Thanh Ngân, NSƯT Thanh Tuấn, ca sĩ Tô Thanh Phương, các ca sĩ của Trung tâm Ca nhạc nhẹ TPHCM, dàn hợp xướng Nhạc viện TPHCM, vũ đoàn ABC, Mai Trắng, Mặt Trời, Phương Việt, Rạng Đông…

Tổng đạo diễn NS Đinh Trung Cẩn chia sẻ: “Khi bắt tay thực hiện chương trình, cả ê kíp làm việc đều rất xúc động, ai cũng một lòng cố gắng làm việc hết mình với mong muốn chương trình sẽ thể hiện được đúng khí thế lịch sử, nêu bật được tinh thần và khí phách của những người con ưu tú của Đảng đã nằm lại trên mảnh đất này. Đặc biệt, chương trình sân khấu hóa diễn ra ban ngày nên không thể sử dụng các kỹ xảo, kỹ thuật để tạo hiệu ứng hỗ trợ chương trình, vì vậy các nghệ sĩ sẽ bằng tài năng của mình để thể hiện bức tranh cuộc khởi nghĩa Nam kỳ trên sân khấu. Khi dàn dựng, chúng tôi cố gắng tạo nên những điểm nhấn độc đáo dựa trên lịch sử…”.

Khí thế hào hùng một thời đấu tranh anh dũng của quân và dân sẽ được thể hiện trong hàng loạt ca khúc truyền thống cách mạng như Nam bộ kháng chiến, Tiến về Sài Gòn… Kết thúc chương trình là clip hình ảnh ghi lại những nét riêng biệt và đổi mới ở những con đường, trường học tại TPHCM vinh dự mang tên những anh hùng lịch sử.

Không có quá khứ thì không có hôm nay, trong quá trình dựng xây đất nước, xây dựng TPHCM hiện đại và tươi đẹp, Đảng bộ và nhân dân TPHCM luôn dành tình cảm, sự trân trọng, lòng cảm ơn sâu sắc tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh.

Việc xây dựng khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã ba Giồng là hành động thực tế, mang ý nghĩa nhân văn to lớn, tạo điều kiện để các thế hệ hôm nay và mai sau đến đây để học tập, rèn luyện đạo đức, nuôi dưỡng lòng tự hào, yêu quý đất nước và cảm nhận được đầy đủ, sâu sắc hơn về những anh hùng đã ngã xuống vì độc lập, tự do dân tộc.

Ngoài chương trình sân khấu hóa, buổi tối cùng ngày (22-11), tại Khu tưởng niệm Ngã ba Giồng còn diễn ra chương trình ca múa nhạc đặc biệt nhân kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa. Tối 23-11, các CLB thuộc Trung tâm Văn hóa thành phố, các ca sĩ tiếp tục biểu diễn nhiều tiết mục ca múa nhạc phục vụ công chúng.

                                                                            Theo SGGP

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục