Vòng chung kết Sao Mai - điểm hẹn (SM-ĐH) 2010 đang bước vào những đêm cuối cùng và cũng kịp tạo ra những ồn ào trên công luận.

  

              
 
NS Tuấn Khanh trong vai trò thành viên Hội đồng nghệ thuật chương trình Sao Mai điểm hẹn - Ảnh: P.T.N.


 Từ chuyện lỗi tổng đài nhắn tin, bất đồng quan điểm nội bộ, những phát ngôn gây phản ứng của giám khảo (GK) đến thông tin về việc nhạc sĩ (NS) Tuấn Khanh sẽ rời khỏi SM-ĐH sau đêm gala 7. Để rộng đường dư luận, Báo Phụ Nữ đã tìm gặp NS Tuấn Khanh…
 
- Chắc anh đã biết việc nhiều khán giả phản ứng yêu cầu anh “nói lời cuối cùng” (xin lỗi) với Đinh Mạnh Ninh, Yến Ngọc và Minh Chuyên trước khi “tuyên án” loại Yến Ngọc khỏi SM-ĐH. Anh nghĩ thế nào?
 
- Tôi thích cách đặt vấn đề của các bạn về khái niệm “phản ứng” của khán giả. Đó cũng là một trong những cách tính của tôi khi quyết định tạo ra một luồng dư luận, dù có thể gây tranh cãi về giá trị và trách nhiệm của một người muốn bước vào con đường nghệ thuật, thành người của công chúng. Không chỉ ở SM-ĐH, mà rất nhiều chương trình giải trí có bình chọn gần đây tại Việt Nam, những người tham gia đều được yểm trợ bằng hệ thống, luôn kêu gọi khán giả bình chọn cho mình, dành niềm tin cho mình. Tôi từng nghe không ít những câu chữ “nếu có yêu tôi”, “xin hãy giúp cho tôi một cơ hội”… từ những người tham dự cuộc thi nhắn gửi đến khán giả. Thế nhưng, dù thành công hay không, tôi ít thấy thí sinh nào gửi lời cảm ơn đến những người đã bình chọn hoặc xin lỗi vì đã không làm trọn khả năng, để mọi người hụt hẫng, thất vọng. Dường như người ta thích lôi kéo đám đông nhưng lại không biết ơn những người đang nhắn tin cho mình, dù chỉ là số ít.
  
Tôi nghĩ, muốn là nghệ sĩ, đầu tiên phải là một người tử tế và có trách nhiệm với cuộc đời mình. Có vẻ, thời đại của thương mại đang xô con người ta đi nhanh quá, mọi thứ trở nên dễ dãi và phải bỏ qua những điều như vậy? Tôi mượn chương trình truyền hình, cậy nhờ cả báo chí, để lại tiếp tục đưa lên một quan điểm và chờ đợi mọi ý kiến.
 

 
- Như anh từng cho biết, SM-ĐH có một số chuyện “khó hiểu”. Những chuyện đó là gì?
 
- Cũng có vài chuyện làm tôi thắc mắc, chẳng hạn như việc thí sinh không được tự mình chọn bài hát mà mình thích. Tôi tin mọi ý kiến tư vấn đều tốt, nhưng cũng cần lắng nghe ý kiến của thế hệ trẻ xem họ muốn gì. Cảnh báo và gợi ý là hai tiêu chí tôi mong đợi ở mọi sự tư vấn, còn áp đặt và kiểm soát thì lại là chuyện khác.
 
Tôi tin mọi sự áp đặt và kiểm soát duy ý chí là sai lầm.
 
- Các cuộc chơi mang tiếng thi hát hôm nay trông giống như những gameshow vì mục tiêu lợi nhuận nhiều hơn là để tìm kiếm và vun bồi tài năng. Quan điểm của anh thế nào?
 
- Không thể chối cãi là các gameshow ngày nay đã được làm rất tốt, nhưng đúng là yếu tố lợi nhuận đang đứng hàng đầu. Ở một nền công nghiệp giải trí phát triển lành mạnh và đủ vững, người ta sẽ làm được cả hai điều cùng lúc: lợi nhuận và phát triển con người nhưng hiện chúng ta chưa làm được điều thứ hai.
 
- Có thông tin cho rằng anh sẽ rời ghế GK SM-ĐH, có đúng không, vì sao?
 
- Thật lòng tôi đã hết sức ngao ngán với các show truyền hình. Khi tâm sự với một vài người bạn, tôi từng nói mình sẽ không bao giờ quay lại những chương trình giải trí nữa. Mỗi lần tham gia, tôi hy vọng rằng mình sẽ đóng góp được điều đó để thỏa mãn lòng tự ái dân tộc của mình trước nền âm nhạc của Singapore, Thái Lan hay Trung Quốc, nhưng mọi thứ như còn xa vời lắm. Có lẽ sống và sáng tác tự do vẫn là điều cuối cùng còn thu hút tôi lúc này.
 
 
                                                                                           Theo NLĐ

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục