Dù phát sóng khi năm kỷ niệm đại lễ đã qua, nhưng Về đất Thăng Long vẫn còn đó tính thời sự, khi bộ phim lịch sử về vua Lý Công Uẩn này chạm vào những số phận, tâm trạng rất gần gũi với đời sống hôm nay.

 

Một số bộ phim làm về đề tài Lý Công Uẩn mà gần đây nhất là phim truyện nhựa Khát vọng Thăng Long, thêm một lần nữa nhân vật lịch sử này được thể hiện trong bộ phim truyền hình dài 40 tập mang tên Về đất Thăng Long (ĐD Trần Ngọc Phong, Đinh Thái Thụy, Lê Chí Bửu), phát sóng đầu năm 2011.

Nếu ở Khát vọng Thăng Long, câu chuyện về Lý Công Uẩn bắt đầu từ thuở thiếu thời của nhân vật này, còn trong Về đất Thăng Long, chuyện phim bắt đầu bằng lễ tịch điền ở ngoại ô thành Hoa Lư, khi Lý Công Uẩn đã là thân quân của nhà Tiền Lê.


Chỉ lấy cảm hứng từ những ghi chép ngắn gọn của sử gia Ngô Sĩ Liên trong bộ sử Đại Việt sử ký toàn thư, nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân đã "gột nên hồ" một kịch bản đầy ắp hành động. Phạm Thùy Nhân một mặt bám sát những ghi chú thành văn trong bộ sử nổi tiếng để dựng nên bộ khung chắc chắn cho kịch bản, đồng thời hư cấu thêm sự kiện cùng hơn
10 nhân vật có tên để thúc đẩy các tuyến tư duy, hành động.


Không gian lịch sử chính thống thường thấy trong một bộ phim lịch sử, do đó đã "nhẹ" hơn nhờ những nhân vật và tình huống mới lạ được đan cài.


Diễn tiến xương sống của bộ phim là cuộc đối đầu phức tạp giữa Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn (Lý Hùng đóng) với vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê nổi tiếng tàn bạo, dâm đãng và điên rồ bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - Lê Long Đĩnh (Lâm Minh Thắng), cũng từ đây trở nên ly kỳ hơn.


Trong hàng loạt sự kiện được thêm thắt như Lê Long Đĩnh đến chùa Kiến Sơ bị hành thích được Lý Công Uẩn giải cứu, hoàng tử út Lê Long Đề (Minh Anh) tư thông với hoàng hậu Ngọc Lâm (Cao Thùy Dương)..., thì tình tiết hư cấu đáng chú ý nhất của bộ phim là việc Lê Long Đĩnh đổ bệnh vì truy hoan với một chục người đẹp ngoại quốc.


Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân cho rằng những chi tiết hư cấu để tăng độ hấp dẫn cho bộ phim này hoàn toàn chấp nhận được, vì tất cả có sự hòa lẫn hợp lý vào các sự kiện lịch sử có thật, không hề mâu thuẫn với những ghi chép của sử gia Ngô Sĩ Liên trong bộ Đại Việt sử ký toàn thư.


Trong những nhân vật cá tính được hư cấu thêm, đáng chú ý có quận chúa Tầm Xuân (Kim Tuyến) - cô cháu gái thông minh, xinh đẹp của nhân vật có thật trong lịch sử là quan Chi hậu Đào Cam Mộc. Nàng yêu thầm Lý Công Uẩn và về sau được đền đáp bằng một vị trí trong hàng ngũ sáu hoàng hậu của vua Lý.


Hoặc nhân vật đào nương Thiên Hương (Nhật Kim Anh), người tìm cách hành thích Lý Công Uẩn vì cho rằng ông là kẻ giết cha mình, nhưng khi nàng nhận ra và tiếp cận được thủ phạm Lê Long Đĩnh thì cũng là lúc ca nương tài sắc của Hoa Lư thành chết dưới lưỡi kiếm.


Những nhân vật hư cấu này được xây dựng có sắc thái riêng, cân đối, hòa nhịp với các nhân vật chính. Tất cả 80 nhân vật chính, phụ trong phim đã không còn là những cái bóng bảng lảng của quá quãng, mà đó là những con người có số phận, tâm trạng, gần gũi với khán giả hôm nay.


Chính vì lẽ này mà cố vấn lịch sử của Về đất Thăng Long - nhà văn, biên kịch có tiếng Văn Lê, cho rằng: "Cái mới lạ của kịch bản là tác giả đã làm cho các nhân vật bị bóng mờ lịch sử che phủ trở nên rất con người với niềm vui và nỗi đau trước sự quay cuồng của những biến động, mà người xem có thể cảm nhận được một cách gần gũi. Tác giả phân tích, mổ xẻ những dục vọng để lý giải động cơ hành động của nhân vật. Do đó Về đất Thăng Long không chỉ đơn thuần mô phỏng lịch sử, mà còn là một trình bày triết học về thân phận con người"

 

                                                                                  Theo VietNamnet

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục