Ví cách chơi đàn của cậu con trai 7 tuổi nhiều tạp âm như nhạc sĩ Ngọc Đại, Lê Minh Sơn đã không ngại chia sẻ những ý kiến có vẻ rất "động chạm" đến Ngọc Đại - người từng lên báo "chê" anh tơi bời.

 

      


Anh chuẩn bị làm đêm nhạc riêng với những bài hát về côn trùng?

- Đêm nhạc "Guitar cho ta" duy nhất vào tối 1/1/2011 ở Nhà hát Lớn sẽ có những bản hòa tấu nước ngoài, những sáng tác mới của tôi. Tất nhiên, không thể thiếu những ca khúc mới. Chỉ có một số ca khúc nằm trong dự án các ca khúc về côn trùng được giới thiệu thôi như bài hát về con kiến, con trâu trấu.... Còn nhiều con khác như ong, nhện, bọ hung,... tôi còn giữ bí mật.


Các ca sĩ tham gia chắc không ai khác ngoài Thanh Lam, Tùng Dương, Ngọc Khuê?
- Ngọc Khuê, Hoàng Quyên - giọng ca mới hát nhạc của tôi đi Nam Phi. Chỉ có Thanh Lam và Tùng Dương và Hà Linh. Thanh Lam và Tùng Dương là những ca sĩ an toàn có đẳng cấp. Thú thật tôi kỳ vọng ở Hà Linh, vì ở cô ấy có cái gì đó vừa nổi loạn vừa tinh tế. Tôi thích biểu cảm của cô ấy.
Chương trình của anh vào ngày đầu năm mới có sợ khán giả "bỏ rơi" vì đã bị bội thực bởi nhiều chương trình giải trí cuối năm?

- Tôi không sợ. Tôi cũng không quan tâm. Tôi tin các khán giả của tôi sẽ không đến xem các chương trình giải trí khác. Bạn nghĩ mà em, nếu bạn không thích một thể loại nào đó thì có cho vé có khi bạn cũng chả thiết tha, mang vé đi bán hoặc cho đi... Cuộc sống này làm sao "ép" nhau được cái gì hả bạn?!

2011 sẽ là năm để anh "bùng nổ" với các dự án âm nhạc?
- Tôi có quy tắc làm việc là các dự án lớn phải lên kế hoặch và thực hiện cả năm. Ví như tháng 10/2010, tôi và bố Cường (nhạc sỹ Nguyễn Cường) sẽ thực hiện chương trình xuyên việt mang tên "Nông dân". Chúng tôi sẽ dùng tiền bán vé để xây trường cho các trẻ em nghèo ở vùng sâu, vùng xa. Tôi nghĩ đó là một việc làm nhân văn.

Việc sáng tác ca khúc và chơi guitar, cái nào là "cần câu cơm" của anh trong cuộc sống?

- Cuộc sống sướng nhất là được chơi đàn. Mỗi ngày tôi bỏ ra một hai tiếng chơi đàn, chơi xong đầu trong vắt luôn. Tôi tự hào là một trong số ít nhạc sĩ chơi được đàn và đạt đến độ là một soloist (nghệ sĩ độc tấu). Còn sáng tác ca khúc, tôi có nhận được đồng tiền nào đâu, đều là kiểu anh em nghệ sĩ giúp nhau. Tôi giúp họ cái này, họ giúp lại tôi cái khác...

Anh đã bao giờ muốn từ bỏ việc chơi đàn chưa?

- Có những khi tôi buồn bã, muốn từ bỏ việc chơi đàn. Nhưng rồi cô gái - người đã giúp tôi có cảm hứng sáng tác bài Đến bên em dịu dàng.... (.. Đến bên em dịu dàng là thế/ Mãi trong em huyền thoại là thế /Tình đầu say mê ư?/ Miên man miên man cảm giác trong em/ Con tim rung lên òa vỡ theo anh/ Thét gào… Trắng trong ứ hư … chắt chiu từng giọt / - Lê Minh Sơn cất tiếng hát - PV) đến và nói: "Em đây này, yêu em đi".
Số phận của người con gái ấy giờ ra sao?

- Có lẽ cô ấy là người hạnh phúc nhất, vì cô ấy là vợ tôi bây giờ.
Việc anh "ép" con trai chơi đàn là bởi lý do gì? Anh muốn cậu ấy theo nghệ thuật sau này?

- Tôi nghĩ con tôi sau này làm nghề rửa bát cũng được. Lao động là cao quý mà. Hay nó là người bơm xe cũng được. Nhưng dù nó có làm nghề đó mà chơi được piano thì quá hay. Không phải đứa nào cũng thích chơi đàn piano. Tôi ra điều kiện cho con trai, cứ 3 ngày con phải ngồi vào đàn và chơi khoảng 10 phút.


    
Anh có vẻ... gia trưởng?

- Không phải. Bố tôi ngày xưa cũng thế. Tôi phải cảm ơn bố cho mình một cái nghề. Ở Việt Nam, có quá nhiều nhạc sĩ, nhưng ít người chơi được đàn. Đứa trẻ học nghệ thuật như vẽ tranh hay chơi đàn nó có một tâm hồn khác. Tôi không nói là hay hay không vì tùy thuộc vào từng quan điểm. Nhưng chơi đàn là được vào không gian của riêng mình. Cu Nồi nhà tôi học đàn đàn được 2 năm rồi. Nó đánh nhiều tạp âm, cỡ ông Ngọc Đại đấy! (cười ngặt nghẽo). Thi thoảng nó khoe tôi: "Bố ơi con sáng tác bài Ông này và đánh đủ các loại tạp âm khác nhau. Nghe vui lắm!
Anh nói bóng gió, không sợ lại bị Ngọc Đại lên báo chửi à?
- Người ta chửi mình người ta khổ chứ. Thằng được chửi sao lại khổ hả bạn?

Thay vì cho con học trường quốc tế, anh cho con học trường làng, vì sao vậy?

- Con tôi học trường làng trong một lớp 60 đứa trẻ con. Bởi vì sao à?  Tôi muốn thằng con mình như mình thôi, phải thấm đẫm chất Việt Nam đã. Nó có buồn hay vui thì cũng là người Việt. Rồi sau đó học lớp 12 có đi học nước ngoài thì đi.
Thú vui của anh ngoài âm nhạc, chơi đàn là đưa đón con đi học?

- (Cười) Sao bạn biết?... Cái tôi thích nhất bây giờ là các buổi chiều đón cu Nồi đi học về, hai bố con cùng tắm rồi nó hỏi tôi những câu rất khó, đại loại như: Tại sao của bố có, của con không?... Trẻ con bây giờ thông minh và đôi khi cũng lắm "trò"...
- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!

 

                                                                          Theo VietNamNet

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục