Hát quan họ tại Hội Lim

Hát quan họ tại Hội Lim

Quan họ của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã tròn một năm, nhưng tại lễ hội Lim (có thể coi là một lễ hội lớn của những làn điệu quan họ) tổ chức hôm 15-2 (tức 13 tháng Giêng âm lịch), ngoài những điều vui vẫn còn xuất hiện chuyện buồn…

 

Bắt đầu từ đêm 14-2 nhưng tâm điểm của hội Lim “đến hẹn lại lên” là trọn ngày 15-2. Từ sáng tinh mơ, hàng vạn du khách cả nước đổ xô về, làm các ngả đường đều tắc nghẽn.

Hát quan họ tại Hội Lim

Để hạn chế các hạt sạn trong lễ hội, năm nay ban tổ chức đã đưa ra những cải tiến, như bỏ hẳn hình thức đoàn rước lớn từ các làng về đồi Lim. Khu vực đồi Lim, trung tâm lễ hội, chỉ dành riêng làm nơi tổ chức các hoạt động thuộc phần hội như hát canh, thi chọi gà, đánh đu, bịt mắt bắt dê, đấu vật... Ông Nguyễn Đăng Túc, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Bắc Ninh, cho biết, năm nay tại các canh hát, ban tổ chức đã yêu cầu liền anh, liền chị phải bỏ hình thức sử dụng tăng âm, loa máy “đấu” nhau “tra tấn” tai du khách, chỉ được phép hát chay, hát bộ để tái hiện đúng lối hát cổ, giúp du khách cảm nhận được nét đặc trưng văn hóa của quan họ cổ.

Tuy nhiên, do ngày 15-2, lượng du khách đổ về khu vực đồi Lim quá đông, nên tại các lán hát các nghệ nhân không thể hát mộc được, lại buộc phải sử dụng tới loa thùng, loa máy, micro. Các loại loa “đấu” nhau, mỗi nơi một kiểu hát khiến du khách nhiều phen tá hỏa!

Bên dưới đồi Lim, các loại cờ gian bạc lận, diễn ra công khai. Mặc dù trước đó, ông Nguyễn Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Du (Bắc Ninh) kiêm Trưởng ban Chỉ đạo lễ hội Lim, khẳng định ban tổ chức đã chỉ đạo lực lượng an ninh trật tự hạn chế các trò chơi mang tính cờ bạc, nhưng cuối cùng vẫn bất lực. Thậm chí, dọc con đường dẫn từ cổng UBND huyện Tiên Du vào đồi Lim, có tới 25-30 “sới” cờ bạc lớn theo kiểu “chiếc nón kỳ diệu”, quay số, phi tiêu, ném vòng, úp chậu… trá hình cờ bạc, đua nhau lừa đảo du khách. Mỗi sới đều thuê riêng một địa điểm để hoạt động, với giá 400.000 đồng/m².

Nhiều người không khỏi bức xúc, rằng họ tới đây là để nghe và tìm hiểu về dân ca quan họ cổ, nhưng lễ hội lại biến thành một hội chợ, khi ban tổ chức cho quá nhiều cá nhân vào chiếm địa điểm, phá nát không gian lễ hội để kinh doanh đủ các dịch vụ nhộn nhạo. Do giá thuê dịch vụ cao, các địa điểm trông giữ xe đạp, xe máy cũng đua nhau “chặt chém” khách. Một chủ hàng phở cho biết, để có bãi cỏ rộng 5m² bán hàng phục vụ lễ hội, họ phải nộp ban tổ chức mỗi ngày 1,5 triệu đồng. Có nhiều gia đình sẵn sàng bỏ tiền mua lại với giá gấp 1,5 - 2 lần, nhưng cũng không còn chỗ. Quanh đồi Lim, đâu cũng bị xé ra cho thuê, bán chỗ ăn theo lễ hội. Tiếng loa quảng cáo, rao mời chơi trò, chào bán sản phẩm… vẫn át cả tiếng hát của liền anh, liền chị.

Phản cảm hơn là tình trạng ăn xin la liệt. Trong các lễ hội ở miền Bắc, lễ hội Lim là có nhiều cảnh ăn xin hơn cả. Trong đó, rộ lên tình trạng ăn xin giả! Dọc con đường vào đồi Lim, những đứa bé đứng, ngồi, nằm trông thương tâm và thiểu não. Trước cổng chùa Báo Ân cũng có 3, 4 cụ già liên tục ngửa tay, ngửa nón xin tiền. Nhưng có một kiểu xin tiền rất phản cảm, đó là cảnh các liền anh, liền chị cứ sau mỗi một bài hát lại đưa nón trước mặt du khách. Nhiều năm qua dư luận đã lên tiếng những hình ảnh này làm mất đi nét đẹp của quan họ: lịch lãm và hiếu khách, cứ mỗi khi khách tới chơi nhà phải mời trầu, tương phùng tương ngộ...

Liền anh, liền chị vừa hát quan họ bằng micro vừa chìa nón xin tiền du khách ngay trên thuyền rồng là hình ảnh gây phản cảm. Ảnh: MINH ĐIỀN

Quan họ và lễ hội Lim đã trở thành một di sản văn hóa, lễ hội nhạc sống của miền Kinh Bắc. Nhưng thật đáng buồn khi các “hạt sạn” lễ hội đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị của một di sản đã được nhân loại tôn vinh, ngưỡng mộ, mong rằng năm sau không nên lặp lại

 

                                                                                 Theo SGGP

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục