Kỷ niệm 80 năm ngành tranh biếm họa, tại Trung tâm Văn hóa Pháp (24 Tràng Tiền, Hà Nội) đang có triển lãm "Biếm họa Việt Nam" của họa sĩ Lý Trực Dũng. Những bức tranh không chỉ mang tới tiếng cười cho người xem mà còn tái hiện cả thời cuộc, lịch sử đất nước trong 80 năm qua.

 



Anh tài làng cười hội tụ
Họa sĩ Lý Trực Dũng - một kiến trúc sư, họa sĩ có nhiều năm vẽ tranh biếm họa, nhưng vẫn chỉ nhận mình là họa sĩ biếm a-ma-tơ. Trong nhiều năm qua, vị giám khảo của Giải “Biếm họa Báo chí Việt Nam” đã dày công nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, tranh để viết nên cuốn “Biếm họa Việt Nam”. Trong buổi ra mắt, họa sĩ Nguyễn Quân đã khẳng định đây là cuốn sách đầu tiên viết về lịch sử tranh biếm họa và là tác phẩm độc đáo mang lại giá trị cho người xem ở bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Được coi như một cuốn sách lịch sử, song “Biếm họa Việt Nam” không vạch những mốc quan trọng của lịch sử biếm họa. Lý Trực Dũng viết về chân dung đồng nghiệp - những “anh hề” dũng cảm dám đương đầu với sự “ngu dốt nói chung”. Đó là Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Tường Tam, những người đầu tiên vẽ tranh biếm họa; những anh tài như Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Tường Lân; rồi thế hệ họa sĩ trong thời kỳ 9 năm kháng chiến (1945-1954) như Phan Kế An, Mai Văn Hiến. Những năm chống Mỹ và xây dựng XHCN là thời kỳ có nhiều họa sĩ xuất sắc, đặc biệt như Chóe, Nguyễn Nghiêm. Gần đây có các họa sĩ trẻ được ghi danh như NOP, LEO, LAP…

Nhìn lại lịch sử
Triển lãm tranh “Biếm họa Việt Nam” trưng bày những bức tranh của các họa sĩ có tên trong cuốn sách của Lý Trực Dũng. Có thể thấy, bức tranh đầu tiên của biếm họa Việt Nam là do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc vẽ trên Báo Le Paria (Người cùng khổ), Nguyễn Tường Tam vẽ nhân vật Lý Toét trứ danh cho Báo Phụ nữ thời đại. Nhiều bức tranh biếm của trưởng nhóm Tự lực văn đoàn này đăng trên 2 tờ Thời nay và Phong hóa vào những năm 1932-1933. Người xem hẳn thích thú với 2 nhân vật Xã Xệ, Lý Toét được nhiều họa sĩ vẽ, châm biếm sự lạc hậu, hợm hĩnh, thói học đòi trưởng giả. Chế độ thực dân Pháp được tái hiện với những chuyện nực cười mà Nguyễn Gia Trí thể hiện qua “Ban điều tra chính phủ Pháp”, xem xét tình hình Đông Dương bằng cách trèo lên tháp Eiffel cầm ống nhòm, ngơ ngẩn không biết Đông Dương ở chỗ nào. Ở “Bức tranh không lời” là hình ảnh các máy xay thịt treo các loại thuế thân, thuế cư trú… đè lên những người dân Việt Nam da bọc xương…

Xem triển lãm, hẳn ai cũng phải bật cười và kính nể sự hài hước trí tuệ khi họa sĩ Chóe vẽ các chính trị gia thế giới. Chẳng thế mà ngoại trưởng Mỹ Kissinger đã tới xin chữ ký của Chóe trên bức vẽ chân dung ông với cái mũi dài biến thành con bồ câu hòa bình nhân sự kiện ký Hiệp định Paris. Triển lãm còn trưng bày nhiều bức tranh của Chóe từng khiến ông bị chính quyền Ngụy đưa vào nhà lao và New York Times đánh giá ông là một trong 8 họa sĩ biếm họa hàng đầu thế giới.

Các vấn đề nóng của thời kỳ xây dựng CNXH và thời nay là đề tài trong nhiều bức tranh. Đó là cải cách thủ tục hành chính, xả nước thải ra sông Thị Vải của công ty Vedan, cải cách giáo dục… trong tranh Lý Trực Dũng và nhiều họa sĩ trẻ.

Tới đây, công chúng không chỉ có những phút giây cười sự đời, cười chính mình, mà còn hiểu thêm về những họa sĩ biếm - họ làm nghề với sứ mệnh cao cả là mang tiếng cười trí tuệ đóng góp, xây dựng xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

                                       Theo HaNoiMoi


Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục