Một cảnh diễn xướng trong chương trình

Một cảnh diễn xướng trong chương trình "Tâm linh Việt".

Những tranh cãi và dự định hoàn toàn nghiêm túc của giới quản lý văn hóa cũng như các nhà khoa học, về việc thiết lập hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hầu đồng là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới" đã giúp NSND Lan Hương thêm tự tin, mày mò bắt tay dàn dựng "Tâm linh Việt".

 

Sau khi giành giải đặc biệt tại Liên hoan sân khấu Hình tượng người chiến sỹ Công an nhân dân lần thứ 2 (do Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức năm 2010) cho vở kịch hình thể "Chuyện một ngã tư", lấy cảm hứng từ công việc hằng ngày của lực lượng Cảnh sát giao thông, NSND Lan Hương lại tiếp tục một cuộc chơi đầy hứng khởi, đưa hầu đồng lên sàn diễn chuyên nghiệp.

"Tâm linh Việt", chương trình thử nghiệm hình thức diễn xướng mang âm hưởng dân gian vừa ra mắt tại Nhà hát Tuổi trẻ, lại chứng tỏ những nỗ lực làm mới chính mình của NSND Lan Hương và các đồng sự ở Đoàn kịch 3, đang dần áp gần hơn với đời sống thường nhật.

Hầu đồng, thay vì bị coi là minh chứng của tệ nạn mê tín dị đoan, đã dần dần trở về đúng vị trí, được nhìn nhận như nghi lễ tiêu, điển hình nhất của đạo Mẫu, một tôn giáo hiếm hoi khởi nguồn ngay từ Việt Nam. NSND Lan Hương, bằng con mắt của một đạo diễn sân khấu ưa khám phá, tìm tòi, không thích khuôn phép, lối mòn, đã cảm thấy ở hầu đồng, sự hấp dẫn khó cưỡng của một trò diễn xướng mang đậm hồn cốt dân tộc và sự giải thoát về mặt tinh thần.

Những tranh cãi và dự định hoàn toàn nghiêm túc của giới quản lý văn hóa cũng như các nhà khoa học, về việc thiết lập hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hầu đồng là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới" đã giúp NSND Lan Hương thêm tự tin, mày mò bắt tay dàn dựng "Tâm linh Việt".

Phong tục và nghi lễ thờ cúng của đạo Mẫu, lần đầu tiên đã được đưa lên sân khấu chính thống, với sự kết hợp của múa đương đại, nghệ thuật hình thể, múa hầu bóng cổ, vũ đạo tuồng và hầu đồng…, trên nền nhạc hát văn quay quắt lòng người.

Thực ra, trình diễn hầu đồng trên sân khấu, công đầu phải thuộc về NSND Trần Minh khi ông phục dựng "Ba giá đồng" cho chèo. "Ba giá đồng" từng được cô đào tài sắc Thanh Ngoan và nhiều nữ nghệ sỹ của Nhà hát Chèo Việt Nam tung hứng rất thành công.

Nhưng Lan Hương muốn thâu tóm nhiều hơn, nên chị đã đụng tới rất nhiều giá đồng và dàn dựng lại theo cách của mình. Chị cũng để hàng chục diễn viên, cả nam lẫn nữ cùng lúc hóa thân làm các thanh đồng: cô Bơ, cô Bẩy, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bẩy, cậu Hoàng bé, cô Hoàng bé… và thỏa sức thể hiện mình trong các vũ khúc dân gian đầy màu sắc…

Các nghệ sỹ được đào tạo bài bản, lại có biên đạo múa riêng nên đã biết cách nói thành lời bằng chính cơ thể mình, bằng ngôn ngữ hình thể giàu sắc thái biểu trưng. Sức hấp dẫn nữa của hầu đồng là hát văn, lại được NSND Lan Hương tận dụng bằng giọng hát tuyệt đẹp của NSƯT Văn Chương, một kép tài năng của chiếu chèo xứ Đoài Hà Tây (cũ).

Âm nhạc rộn ràng, sinh động, giàu tiết tấu làm nên sự cộng hưởng, khiến "Tâm linh Việt" thực sự là một chương trình nghệ thuật giúp khán giả thêm cơ hội mở lòng, tìm về nguồn cội, tìm về với những nét đẹp văn hóa dân gian đang ngày càng bị khỏa lấp trong cuộc sống bộn bề bận rộn.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người băn khoăn, có lẽ cũng chính là nỗi niềm mà chính NSND Lan Hương chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng: Chương trình "Tâm linh Việt" sẽ hợp hơn cả với không gian biểu diễn nào: Sân khấu hộp (tức sân khấu nhà hát), sân đền, đình hay sân chơi của một lễ hội dân gian, một hội làng…, vốn được tổ chức với mật độ dày đặc trong suốt các ngày của năm, trên khắp dọc dài đất nước.

                                                                        Theo Báo CAND

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục