Tân Lạc giữ và phát huy bản sắc văn hóa qua các hoạt động lễ hội ( trong ảnh: Rước thành hoành trong lễ hội Khai hạ -Mường Bi).

Tân Lạc giữ và phát huy bản sắc văn hóa qua các hoạt động lễ hội ( trong ảnh: Rước thành hoành trong lễ hội Khai hạ -Mường Bi).

(HBĐT) - Hòa chung dòng chảy CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” do UBT.ư MTTQ Việt Nam phát động, 15 năm qua, huyện Tân Lạc đã khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có để xây dựng mô hình KDC, làng văn hóa tiêu biểu. Thực hiện đầy đủ 6 nội dung của CVĐ, nhưng đồng bộ, sâu sát nhất là tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú.

 

Tân Lạc được biết đến là cái nôi của nền văn hóa Mường. Trong cộng đồng dân cư với trên 8 vạn dân đã có tới 85% là cư dân Mường. Nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Dù khác nhau về tiếng nói, phong tục, tập quán nhưng sống chung trong một cộng đồng làng xã, người dân đã cùng giao hòa để xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú. 

Biểu lộ nét tươi vui, khi xem các nghệ nhân biểu diễn các trò chơi dân gian tại lễ hội Khai hạ Mường Bi, ông Phạm Mạnh Hùng, thị trấn Mường Khến chia sẻ: Tôi vốn không phải là người bản địa, sinh ra và lớn lên ở vùng đồng bằng chiêm trũng, khi trưởng thành mới lên đây lập nghiệp. Mến đất, mến người, hơn 30 năm qua tôi đã sống rất vui vẻ. Không biết từ bao giờ, tôi đã trở nên thích thú với chiếc nỏ, con dao nhọn, những công cụ mà người đàn ông dân tộc Mường vẫn sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài điệu chèo quen thuộc tuổi thơ, giờ đây, tôi còn biết nghe “thường rang, bọ mẹng” và năm nào đến dịp lễ hội Khai hạ, tôi cũng dành thời gian đến đây để tìm hiểu rõ hơn về những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Mường nơi tôi đang sống.

 

Từ thành công của lễ hội Khai hạ, những năm qua, huyện Tân Lạc đã có nhiều  hoạt động nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa. Mới đây, huyện đã khôi phục lại lễ hội đánh cá suối tháng ba tại xã Lỗ Sơn, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài huyện tham gia. Đây là lễ hội có truyền thống lâu đời của nhân dân xã Lỗ Sơn, ngoài ý nghĩa  về văn hóa, tâm linh, lễ hội còn mang thông điệp lớn là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn môi trường sinh thái vì cuộc sống của con người.

Thông qua những lễ hội có quy mô lớn cũng như những buổi sinh hoạt văn hóa cộng đồng ở làng, xã đã tạo sân chơi để người dân thuộc mọi thành phần, thế hệ cùng gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ góp phần gắn kết thêm tình đoàn kết,  góp phần ngăn chặn, đẩy lùi các TNXH. Sống giữa cộng đồng, mọi người, mọi nhà đưa ra cái nhìn so sánh để từ đó nêu cao ý thức, trách nhiệm trong xây dựng gia đình, làng, xã, cơ quan văn hóa. Nghiên cứu kỹ các nội dung, tiêu chí CVĐ xây dựng gia đình, làng bản văn hóa, số hộ gia đình đăng ký đạt tiêu chuẩn văn hóa ngày càng tăng. Năm 1995-1996 (sau 1 năm triển khai CVĐ TDĐKXDĐSVH), toàn huyện mới có 1.480 hộ, tương đương với 7,9% hộ gia đình được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đến năm 2000, số gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa đã tăng lên 4.278 hộ, tương ứng với 24,19% hộ gia đình trong toàn huyện. Những năm gần đây, huyện đã tổ chức nghiêm túc Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam.  Năm 2010, 100% KDC trong toàn huyện tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong dịp này, toàn huyện đã công nhận và biểu dương 15.014 hộ gia đình văn hóa, tương đương với 80,3% số hộ gia đình trong toàn huyện. Hiện, toàn huyện đã có trên 170 làng bản, KDC đạt tiêu chuẩn văn hóa.

 

Bà Bùi Thị Thương, Chủ tịch MTTQ huyện Tân Lạc chia sẻ: Cho đến hôm nay, Tân Lạc vẫn  là một huyện còn khó khăn về kinh tế nhưng đời sống văn hóa, tinh thần đoàn kết của người    dân vẫn luôn là điều đáng tự hào. Đó là điều kiện hết sức thuận     lợi để huyện tiếp tục triển khai, thực hiện CVĐ “TDĐKXDĐSVH”    hiệu quả. Trong giai đoạn từ 2011-2015, huyện đề ra mục tiêu phấn đấu hàng năm có 85% hộ gia đình, 80% làng, bản được công nhận đạt tiêu chuẩn văn hóa. Để thực hiện tốt mục tiêu này, huyện huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và các nguồn lực xã hội. Trong đó, coi trọng thực hiện NQT.ư 5 (khóa VIII) của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” và Chỉ thị số 27/CT-T.ư của Bộ Chính trị về “Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”. Đó sẽ là cơ sở để huyện xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh trong hiện tại và tương lai.

 

                                                                                 Thúy Hằng

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục