Trẻ em Việt Nam (VN) lâu nay vẫn chỉ biết đến những tác phẩm truyện tranh chuyển ngữ từ nước ngoài như Doremon, Bảy viên ngọc rồng, Thám tử Conan hay một số truyện dân gian, cổ tích. Tuy nhiên gần đây, trên thị trường xuất hiện những bộ truyện tranh được chuyển thể từ các tác phẩm văn học VN khá nổi tiếng. Vấn đề này đã làm nảy sinh nhiều cách nhìn nhận và những ý kiến trái chiều.

Cả văn học đương đại lẫn hiện thực đều thành truyện tranh

Đó là những gì khá mới mẻ mà độc giả trẻ được đón nhận trong thời gian gần đây. Đầu tiên là một loạt các tác phẩm văn học dành cho lứa tuổi mới lớn của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như Bồ câu không đưa thư, Nữ sinh, Bong bóng lên trời của NXB Trẻ được Công ty Art Sign chuyển thể. Những câu chuyện ngộ nghĩnh, những nhân vật dễ thương của nhà văn ăn khách số một Việt Nam này sau khi được các họa sĩ của Art Sign tái hiện lại bằng tranh đã gây được sự chú ý, được nhiều độc giả đón nhận. Từ thành công đó, đơn vị này tiếp tục thực hiện dự án truyện tranh hóa tác phẩm đương đại với các tập truyện khác của Nguyễn Nhật Ánh, đồng thời mở rộng đề tài sang bộ truyện Ngũ quái Sài Gòn, Hiệp sĩ Z-Men của nhà văn Bùi Chí Vinh.

Trong khi Art Sign truyện tranh hóa các tác phẩm văn học đương đại thì Công ty Truyền thông, giáo dục và giải trí Phan Thị - đơn vị nổi tiếng sau bộ truyện tranh lịch sử Thần đồng đất Việt lại chọn các danh tác văn học nổi tiếng làm đề tài. Cho đến nay, Phan Thị đã lần lượt cho ra mắt bốn truyện tranh: Chí Phèo (nguyên tác của nhà văn Nam Cao, ấn bản đầu tiên, được xuất bản tháng 6/2010), Tắt đèn 1, Tắt đèn 2 (Ngô Tất Tố), Giông tố (Vũ Trọng Phụng). Bà Mỹ Hạnh, Giám đốc Công ty Phan Thị cho biết kế hoạch dài hơi của mình là sẽ thực hiện cuốn chiếu các danh tác văn học Việt Nam sau khi thương thảo được bản quyền với các tác giả.

Bước đầu, những tác phẩm văn học truyện tranh hóa này được bạn đọc nhỏ tuổi và cả người lớn đón nhận một cách khá nồng nhiệt. Nhiều người đồng tình ủng hộ, cho rằng đó là một hướng đi khá táo bạo và mới mẻ của các công ty xuất bản nhằm làm phong phú hơn thị trường truyện tranh VN, đồng thời giúp giới trẻ dễ tiếp cận hơn với những tác phẩm văn học, từ đó vực dậy niềm đam mê văn học ở thanh thiếu niên.

Những ý kiến trái chiều

Có thể nói, với một thị trường mà đa số là truyện tranh “vay mượn” của nước ngoài, trong đó có không ít truyện vô bổ, thiếu tính giáo dục thì sự ra đời của dòng truyện tranh chuyển thể từ tác phẩm văn học là một nỗ lực đáng khích lệ của những người có tâm huyết. Tuy nhiên, có lẽ do mới thực hiện, những tác phẩm này đã không tránh được việc để lại khá nhiều “hạt sạn”.

 Bìa tác phẩm truyện tranh Tắt đèn.

Trên các diễn đàn truyện tranh, nhiều bạn đọc phàn nàn về sự “manga hóa quá mức” của các tập truyện này. Họ cho rằng nếu chỉ nhìn vào hình vẽ mà không đọc chữ sẽ thấy truyện tranh danh tác của ta không khác gì truyện tranh Nhật Bản. Chi tiết vẽ và ngoại hình nhân vật không thuần Việt cho lắm, càng không giống với những gì mà tác phẩm nguyên gốc miêu tả. Một em học sinh lớp 9 trường Trần Phú viết: “Chị Dậu gì mà trẻ măng, mắt to, tròn, long lanh, mặt đẹp như các cô nữ sinh trong truyện Nhật. Chí Phèo thì na ná giống vai hung thần hay tướng cướp”. Còn các bậc phụ huynh thì e ngại với cách sử dụng ngôn ngữ trong truyện khi những câu chửi tục và bậy bạ ở nông thôn VN xưa được “ứng dụng” khá rộng rãi khi chuyển thể thành truyện tranh như “cha tiên sư bố mày”, “ông chửi ba đời nhà mày”…

Đó là chưa kể rất nhiều chi tiết văn học đắt giá trong nguyên tác đã bị cắt gọt cho ngắn gọn, phù hợp với truyện tranh khiến cho giá trị của tác phẩm bị hạ thấp đi rất nhiều. Độc giả không còn thấy được ngòi bút sắc sảo, gân guốc đầy soi mói với giọng văn lạnh lùng của Nam Cao hay cái cười mỉa mai, trào phúng của Vũ Trọng Phụng. Càng không thể thấy sự tài tình của nghệ thuật xây dựng ngôn từ, khả năng diễn đạt hay những cách hành văn công phu đã góp phần làm nên thành công của các tác phẩm văn học.

Thiết nghĩ, nhà sản xuất cần đầu tư chỉn chu hơn và nên có sự tư vấn từ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu văn học để cho ra đời những tác phẩm không những hấp dẫn các lứa tuổi mà còn phải giữ được đầy đủ những tinh hoa, cốt cách mà văn học nước nhà đã dày công mới có được.

 

                                                                           Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục