Diễn viên Tố Uyên và con trai Lưu Minh Vũ.

Diễn viên Tố Uyên và con trai Lưu Minh Vũ.

Đó là trường hợp của nghệ sĩ Tố Uyên. Câu hỏi đặt ra là vì sao một nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho điện ảnh VN sau hàng chục năm vẫn không được phong danh hiệu NSƯT?

 

Cho thì được mà không cho thì đành chịu

Là một trong những diễn viên được nhiều khán giả nhớ tới với bộ phim "Con chim vành khuyên" nhưng cũng nổi tiếng là một nghệ sĩ lận đận khi làm hồ sơ xét duyệt danh hiệu NSƯT. Đây đã là lần thứ bao nhiêu bà làm hồ sơ rồi?

Đây là lần thứ ba và đến chục năm nay tôi mới lại làm hồ sơ xin xét duyệt danh hiệu. Chính Hội điện ảnh đã liên hệ giục tôi làm hồ sơ chứ tôi thì nghĩ làm hồ sơ chỉ làm một lần thôi còn sự đóng góp của mình cho điện ảnh thế nào thì mọi người đều biết rồi.

Bà có nhớ lần đầu làm hồ sơ xin xét danh hiệu là khi nào không?

Tôi cũng không nhớ nữa nhưng lâu lắm rồi, khi đó chị Hồng Ngát còn làm Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, vào những năm 1990. Có lần tôi và chị Đức Lưu (vai Thị Nở - phim Làng Vũ Đại ngày ấy - PV) còn lên Bộ đòi lại hồ sơ nhưng họ không trả. Chúng tôi nói với nhau: Thôi cái số chị em mình nó vậy! 

Bà có biết lý do vì sao hai lần làm hồ sơ của bà đều không thành công?

Cũng không biết đằng nào. Trên cho thì được mà không cho thì cũng đành chịu chứ biết làm thế nào. Phận mình mỏng thì đành vậy thôi.

Cảm giác của bà thế nào khi có những diễn viên không xuất sắc bằng mình, không cống hiến bằng mình nhưng được xét danh hiệu dễ dàng và đã được phong NSƯT, NSND từ lâu?

Ở đời khó mà có sự bình đẳng. Ở nhiều nước các nghệ sĩ họ hay bảo vệ cho nhau. Mình được mà bạn mình không được thì họ có ý kiến trong khi ở đây thì phận người nào biết người đấy. Đôi khi họ đấu tranh hộ mình có khi còn bị đặt câu hỏi: Mày đấu tranh làm gì? mày thích NSƯT thì tao cho mày đây này? ví dụ vậy. Vì thế nhiều khi, thôi... được thì được mà chẳng được thì thôi.

Khi mình đấu tranh họ còn chẳng muốn!


Diễn viên tài sắc một thời nay đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn chưa được phong danh hiệu NSƯT.

Với các nghệ sĩ, sự tự trọng thường cao vì thế nhiều người muốn sự đóng góp của mình được nhìn nhận một cách đương nhiên chứ không chịu đi xin. Trường hợp của bà, chuyện được phong danh hiệu NSƯT đáng lẽ là đương nhiên thì lại rất khó khăn để có được. Bà nghĩ gì về điều đó?

Nhiều người vô danh nhưng đầy thành tích. Tôi chọn cách âm thầm phấn đấu vì nghĩ rằng rồi mọi việc sẽ sáng ra. Cái danh hiệu đó sau mười mấy hai mươi năm mới trả lại cho tôi. Tôi đóng nhiều, ngoài Con chim vành khuyên còn Nổi gió, Biển gọi, Ngôi sao biển.... Nhiều lắm không nhớ nổi. Tôi nghĩ mình cứ âm thầm đóng góp, khi người ta không cho mình thì thôi. Không tranh chấp, chỉ buồn thôi.

Đóng góp nhiều cho điện ảnh nhưng lại chật vật trong chuyện danh hiệu, giải thưởng. Sau nhiều lần thất bại, bà có bi quan không?

Tính tôi vô tư nên không bi quan nên cứ đóng góp, đóng góp cho cái lớn còn chuyện danh hiệu này chỉ là cái nhỏ. Tôi được cái chịu đựng nên cứ tự mình khuyên mình thế. Tôi chỉ buồn là đáng lẽ người ta phải đấu tranh cho những người có nhiều thành tích nhưng rồi họ im lặng. Đã thế khi mình đấu tranh họ còn chẳng muốn. 

Đến tuổi này, khi đã quá hiểu sự đời, kỳ này được phong NSƯT thì danh hiệu đó có còn nhiều ý nghĩa nhiều lắm với bà nếu so với lần đầu làm hồ sơ xét duyệt danh hiệu cách đây cả 20 năm?

Điều đó thì phải để khán giả trả lời. Tôi mừng và họ cũng mừng cho tôi. Nhiều người gọi điện đến nhà chúc mừng khi tôi còn chưa biết gì. Bây giờ người ta nhìn cũng khoáng đạt hơn và chắc là không còn chuyện trù úm nữa.

Hai lần không được xét danh hiệu, bà có hình dung trong đầu lý do mình bị loại không? phải chăng có chuyện trù úm hay sự đố kỵ mà hồ sơ của bà bị loại?

Tôi cũng nghĩ thế. Cả đời tôi hay bị trù úm, cái gì cũng khổ. Tôi chẳng được cái gì. Và nếu lần này có không được thì cũng tự nhủ: Thôi, mình không nên tranh chấp gì với đời nữa.

Cuối cùng, bà có muốn nhắn nhủ gì không?

Cuộc đời cũng có những lúc phải chịu đựng và có những lúc phải rút lui. Ở đời, sự đố kỵ, ích kỷ lớn lắm. Mình cứ chịu đựng rồi đến một lúc nào đó mọi sự nó cũng sáng dần ra chứ không làm thế nào cả. Tôi muốn những người lãnh đạo trong ngành văn hoá phải thông cảm, hiểu cho người làm văn hoá. Nghệ sĩ càng có ít bức xúc trong đầu thì làm việc lại càng thăng hoa để sáng tạo ra những tác phẩm tốt. 

Chỉ có 3 diễn viên trong số 28 người được Hội đồng cấp Bộ đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú 2011 lĩnh vực điện ảnh là Tố Uyên, Đức Lưu và Kim Chi. Trong khi đó, trong danh sách các cá nhân được Hội đồng cấp Bộ đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân 2011 lĩnh vực điện ảnh cũng chỉ có 3 diễn viên Lý Huỳnh, Bùi Bài Bình và cố NSƯT Phương Thanh (truy tặng danh hiệu). NSƯT Đào Bá Sơn được đề nghị xét danh hiệu NSND với tư cách là đạo diễn.

                                                                                Theo VNN

 


Chỉ có 3 diễn viên trong số 28 người được Hội đồng cấp Bộ đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú 2011 lĩnh vực điện ảnh là Tố Uyên, Đức Lưu và Kim Chi. Trong khi đó, trong danh sách các cá nhân được Hội đồng cấp Bộ đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân 2011 lĩnh vực điện ảnh cũng chỉ có 3 diễn viên Lý Huỳnh, Bùi Bài Bình và cố NSƯT Phương Thanh (truy tặng danh hiệu). NSƯT Đào Bá Sơn được đề nghị xét danh hiệu NSND với tư cách là đạo diễn.

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục