Ngày 18.7, Viện Văn hoá nghệ thuật VN, Sở VHTTDL, UBND TP.Nam Định phối hợp tổ chức hội thảo khoa học “Mô hình tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012”. Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến tham luận về giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội đền Trần, đặc biệt là mô hình tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần năm 2012.

 

Địa phương vẫn muốn như cũ

Vài năm trở lại đây, đêm phát ấn đền Trần đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng trở thành sự kiện “nóng” trên mặt báo, trong đó nổi lên là những cảnh người dân chen lấn, xô đẩy; trả tiền để lấy ấn (ảnh)... Trước tình trạng ấy, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh mới đây đã ra kết luận: Thực hiện nghi lễ khai ấn bình thường, nhưng không phát ấn vào đêm 14 tháng giêng; còn việc thực hiện phát ấn sau đó hay không thì sẽ nghiên cứu. 
Việc nghiên cứu đó thể hiện qua dự thảo lần 3 của đề án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định năm 2012 do Viện Văn hoá nghệ thuật VN tư vấn, được trình bày tại hội thảo. Dự thảo nêu lên 2 phương án: Phương án 1 là chỉ khai ấn; phương án 2 là khai ấn như thường lệ, vào ngày hôm sau và kéo dài trong 2 hoặc 3 ngày trên cơ sở thực hiện thật tốt các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến tại hội thảo, đặc biệt là từ địa phương lại chỉ muốn giữ phát ấn như vài năm trở lại đây trên cơ sở mở rộng không gian, tăng cường công tác an ninh, trật tự...

Ông Trần Quốc Văn - vị cao niên của phường Lộc Vượng - đề nghị không thay đổi nghi lễ truyền thống, bởi theo ông, nhà Trần đã chọn thời khắc linh thiêng là giờ Tý để khai ấn. Ông cũng cho rằng, nên phát ấn ngay sau khi khai ấn; nên tăng lượng ấn, mở rộng không gian để hạn chế tình trạng chen lấn, xô đẩy. Nếu để sáng ngày 15 tháng giêng mới phát ấn sẽ gây nên nhiều phức tạp về an ninh trật tự.
TS Trần Mạnh Quảng - Chủ tịch Hội đồng Trần tộc VN - cho rằng: “Không nên thay đổi giờ phát ấn, vì giờ Tý là giờ thiêng liêng; nếu để hôm sau mới phát ấn thì dân sẽ về hết. Không thể vì tình trạng chen lấn mà lại xoá đi việc phát ấn”. Ông cho rằng, chính vì chưa mở rộng không gian phát ấn nên mới dẫn đến tình trạng lộn xộn.

“Của dân gian thì trả lại cho dân gian”

Tại hội thảo, nhiều người cho rằng vì đây là di sản phi vật thể của dân gian, nên “của dân gian thì phải trả lại cho dân gian”. Ông Trần Chiến Thắng - nguyên Thứ trưởng Bộ VHTT - cho rằng: “Lễ hội xuất phát từ dân gian thì hãy để dân gian tự làm. Nhà nước chỉ lo hậu cần, quan sát và chấn chỉnh để lễ hội không sa vào mê tín dị đoan”. Ông cũng nói thêm: “10 năm qua ông có giữ ấn, nhưng cũng chẳng “thăng quan” được bước nào”.

TS Nguyễn Thị Minh Lý - Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hoá - cho rằng: “Cần trao quyền cho cộng đồng để tiến hành các nghi thức, đừng mở rộng thêm, đừng nâng tầm lên, vốn nó như thế nào thì hãy để như vậy”.  Ông Nguyễn Văn Thư - GĐ Bảo tàng Nam Định - cho biết: “Lễ khai ấn trước kia diễn ra đơn giản, gọn nhẹ, chỉ diễn ra trong làng Tức Mặc. Số người tham gia cũng ít. Vì vậy, các lá ấn được đóng ngay tại buổi lễ và phát cho ai có nhu cầu mang về nhà như một món lộc đầu xuân để cầu may”. TS khảo cổ học Nguyễn  Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học VN) cho rằng: Không có chuyện lễ khai ấn bắt nguồn từ lễ thưởng công ban tước. Việc phát ấn rộng rãi là không có căn cứ lịch sử. Nên trở lại cách phát ấn như trước kia, nghĩa là chỉ phát 3 lá ấn thờ tại 3 đền, không phát ấn rộng rãi. Để chấm dứt việc xuyên tạc lịch sử, xin trả lại việc đóng ấn đầu xuân cho nhà đền, cơ quan các cấp không tham gia vào việc này nữa”.

Tổng kết hội thảo, ông Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện VHNT Việt Nam - cho biết: “Việc xây dựng đề án lễ khội khai ấn đền Trần là cực kỳ phức tạp và nhạy cảm, nên chúng tôi xác định phải lắng nghe các nhà khoa học, quản lý, người dân; xác định lộ trình xây dựng đề án và thực hiện các bước rất thận trọng. Đề án có thể còn những hạn chế, có thể chưa bao quát, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt dư luận trên tinh thần cầu thị để tiếp tục hoàn chỉnh đề án trước khi đệ trình các cấp có thẩm quyền xem xét”.

 

                                                  Theo LaoDong

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục