(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của công dân ở xã Quy Hậu và thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) phản ánh và kiến nghị về việc một số cá nhân xây dựng cây hương trái phép tại khu vực cửa vào hang Bụt là di tích văn hóa được tỉnh công nhận năm 2008 và những bất cập trong hoạt động tâm linh của một số người là đại diện hội phật tử tại di tích văn hóa hang Bụt, khu 3 - thị trấn Mường Khến.

 

Qua làm việc với các phòng chức năng và tìm hiểu thực tế, những vấn đề bạn đọc nêu được xác định như sau: Những năm qua, nhân dân thị trấn Mường Khến và các xã lân cận thường đến hang Bụt là di tích văn hóa nằm liền kề với khuôn viên sân vận động huyện Tân Lạc để đi lễ cầu an. Đầu năm 2008, với danh nghĩa là đại diện Hội đạo thiên tràng phật tử huyện Tân Lạc, bà Trần Thị Yến ở thị trấn Mường Khến đã làm đơn trình về việc tổ chức lễ phật năm Mậu Tý 2008 tại hang Bụt. Tại Công văn số 83/CV-NV ngày 17/4/2008 của Phòng Nội vụ huyện Tân Lạc “Trả lời đơn trình về việc lễ phật của các phật tử tại thị trấn Mường Khến” gửi bà Trần Thị Yến ở thị trấn Mường Khến nêu rõ: Căn cứ vào điều 16 Pháp lệnh Tín ngưỡng tôn giáo ngày 18/6/2004 thì hiện nay, huyện Tân Lạc chưa có tổ chức tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; căn cứ vào điều 26 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, theo như đơn bà viết thì bà không phải là người đại diện cho tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận nên các cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo không được phép thực hiện. Căn cứ vào Điều 27 Nghị định số 22/2005/NĐ-CP về việc giảng đạo, truyền đạo của chức sắc, nhà tu hành ở ngoài cơ sở tôn giáo thì Đại đức Thích Thanh Hướng chưa đủ điều kiện về để tổ chức khóa lễ. Căn cứ vào Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Nghị định số 22 thì bà Yến chưa đủ điều kiện để tổ chức khóa lễ tại hang Bụt.

 

Từ nội dung Công văn số 83/CV-NV ngày 17/4/2008 của Phòng Nội vụ huyện Tân Lạc cho thấy, Hội phật giáo huyện Tân Lạc được thành lập và hoạt động mang tính tự phát. Việc bà Yến mời nhà tu hành ở nơi khác về tổ chức các khóa lễ hàng năm tại khu vực hang Bụt là trái với quy định của Nghị định số 22. Bên cạnh đó, do được thành lập và hoạt động mang tính tự phát nên tổ chức Hội phật giáo Tân Lạc không có sự bàn bạc thống nhất trong quản lý thu - chi tài chính dẫn đến nội bộ mất đoàn kết và một số người đã có đơn, thư kiến nghị, phản ánh đến các cấp, ngành của huyện và tỉnh.

 

Cùng với việc tổ chức các khóa lễ tại hang Bụt, tháng 6, ông Bùi Văn Dường, trú tại khu 2 thị trấn Mường Khến đã tự ý xây một ban thờ ngay tại cửa ra vào hang Bụt. Sau khi xây xong, ông Dường mới mang đơn vào xin phép Phòng VH-TT và Phòng Nội vụ huyện Tân Lạc. Theo bà Nguyễn Thị Thanh Trà, Phó phòng VH-TT huyện Tân Lạc, khi đến làm việc với các phòng chức năng, ông Dường trong tình trạng đã uống rượu, tay cầm dao và có lời nói, hành động không đúng mức, nhưng khi được mọi người can ngăn ông Dường đã bỏ về. Ngày 13/6/2011, đoàn liên ngành gồm đại diện các phòng Nội vụ, VH-TT, UBND thị trấn Mường Khến đã tiến hành kiểm tra hiện trạng di tích văn hóa hang Bụt. Qua kiểm tra đã xác định phía bên trái di tích (nằm trong khu vực 1 của di tích) có một ban thờ cao 1,2m, mặt ban thờ có diện tích một chiều 60 cm, một chiều  1,2m. Việc xây dựng ban thờ này chưa được phép của đơn vị quản lý và các ngành chức năng. Sau khi lập biên bản, Phòng VH-TT đã có công văn báo cáo UBND huyện Tân Lạc xin ý kiến chỉ đạo.

 

Thông qua sự việc trên cho thấy, huyện Tân Lạc cần chú trọng hơn nữa trong quản lý các di tích văn hóa, lịch sử cũng như sinh hoạt tâm linh trên địa bàn để hoạt động tôn giáo hướng tới “Quốc thái, dân an, hưng thịnh gia đạo”.

                               

 

                                                                            Đức Phượng

Các tin khác


Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục