Có một thời, những cái tên nhà văn chuyên viết về các dân tộc thiểu số Việt Nam với những trang viết hấp dẫn luôn nhận được sự quan tâm và hâm mộ bậc nhất của độc giả. Tuy nhiên, những năm gần đây, những cá nhân thực sự xuất sắc về đề tài này đã trở thành của hiếm. Từ đó đặt ra một câu hỏi: Phải chăng, văn học về các dân tộc thiểu số đang đi xuống?

Một thời vang bóng

Nhắc đến Ma Văn Kháng, Dương Thuấn, Đỗ Bích Thúy, Niê Thanh Mai, Cao Duy Sơn, Inrasara, Nguyễn Huy Thiệp… là nhắc đến những trang viết đầy phong vị miền núi, vùng cao, nơi cư trú của những dân tộc thiểu số Việt Nam. Những nhà văn này có một lượng fan không nhỏ luôn yêu thích và đón đợi tác phẩm của mình.

Điều dễ nhận thấy là văn học viết về các dân tộc thiểu số luôn có một sức hút khó cưỡng. Bắt đúng tâm lý ưa “của lạ”, thích khám phá những vùng miền còn nhiều bí ẩn của độc giả, những nhà văn viết về các dân tộc thiểu số đã cống hiến cho nền văn học nước nhà những tác phẩm văn học có giá trị.

Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (1999), Móng vuốt thời gian (2003) của  Ma Văn Kháng khiến nhiều người đọc cứ ngỡ ông là người dân tộc “chính hiệu”. Những truyện ngắn về đề tài dân tộc, miền núi của Nguyễn Huy Thiệp như Những người thợ xẻ, Thổ cẩm, Những ngọn gió Hua Tát, Muối của rừng… làm say mê nhiều thế hệ độc giả. Nhiều người thú nhận đã đọc đi đọc lại những trang viết này của Nguyễn Huy Thiệp mà vẫn tấm tắc khen hay, phục tài một nhà văn có lối viết linh hoạt và hậu hiện đại một cách rất đại chúng. Đỗ Bích Thúy với Bóng của cây sồi (2005), Tôi đã trở về trên núi cao, Sau những mùa trăng và đặc biệt, tập truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (2005) đã đưa chị lên hàng những nhà văn viết về dân tộc miền núi xuất sắc nhất hiện nay. Truyện ngắn Tiếng đàn môi sau bờ rào đá của Đỗ Bích Thúy sau khi được đạo diễn Ngô Quang Hải dựng thành phim Chuyện của Pao và đạt những giải thưởng danh giá đã đưa tên tuổi Đỗ Bích Thúy đến với độc giả gần hơn nữa. Inrasara được coi như kỳ nhân của làng văn, một Tháp nắng của cộng đồng người Chăm với những công trình nghiên cứu và tác phẩm thơ ca để đời.

Dẫm phải số lùi?

Mới đây, nhà văn Dương Thuấn đã thẳng thắn “Đội ngũ nhà văn dân tộc thiểu số hiện nay đang bị lão hóa…Văn học thiểu số chưa bật lên được”. Rõ ràng không cứ phải là người dân tộc thiểu số thì mới viết hay về đề tài này. Tuy nhiên, nhìn lại hành trình đã qua, nói văn học thiểu số đang chững lại cũng không sai. Nhìn lại những thành công đã đạt được về mảng đề tài nhiều tiềm năng này, nhiều độc giả không khỏi ngậm ngùi khi ngày càng ít đi những tác phẩm, tác giả viết về dân tộc thiểu số thực sự xuất sắc và có sức hút lớn. Những kịch bản về các dân tộc thiểu số cũng ngày càng ít đi.

Ngoài nguyên do thế hệ nhà văn viết về các dân tộc thiểu số đang bị trở lực về tuổi tác thì việc các tác giả và tác phẩm được bổ sung tuy không bị giảm về số lượng nhưng lại dẫm số lùi về chất lượng là điều có thật. Những Bùi Tuyết Mai, Dương Khâu Luông, Bế Phương Mai… tuy có nhiều cố gắng nhưng về cơ bản vẫn chưa làm nên chuyện. Những cây bút được kỳ vọng như Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thúy, Hà Thị Cẩm Anh, Chu Thị Minh Huệ… dường như cũng im hơi lặng tiếng sau những tác phẩm được đánh giá là đã nắm bắt được cái hồn, bản sắc của các dân tộc thiểu số.

Không thể phủ nhận là nhiều người viết trẻ đã có cố gắng trong việc chuyển tải ý tưởng và thông điệp thông qua các tác phẩm văn học về đề tài dân tộc, miền núi. Tuy nhiên, những hạn chế trong phương thức truyền tải đã khiến nhà văn “làm không tới”, chưa đáp ứng được mong mỏi về tính chuyên nghiệp và mới lạ của độc giả.

Việc tìm tòi, bồi dưỡng một đội ngũ nhà văn kế tục được những thành tựu của những thế hệ xuất sắc về đề tài dân tộc thiểu số là vấn đề được quan tâm những năm gần đây. Việc chưa có hiệu quả rõ rệt đã phần nào tác động đến tâm lý của độc giả nói chung. Làm thế nào để vực dậy và tạo sức bật cho văn học viết về các dân tộc thiểu số, câu trả lời có lẽ còn ở phía trước.

 

                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục