Bắc Khuyết Đài được xây dựng vào năm 1804 cùng với Đông khuyết Đài.

Bắc Khuyết Đài được xây dựng vào năm 1804 cùng với Đông khuyết Đài.

Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tiến hành thăm dò sơ bộ khảo cổ nền móng di tích Đông Khuyết Đài-Đại Nội, Huế từ tháng 6/2011 đến nay.

 

Kết quả cho thấy về cơ bản các dấu tích xuất lộ tại đây đều đúng như tư liệu lịch sử mô tả về màu sắc; phương pháp xử lý gia cố nền móng đơn giản, vật liệu dùng làm tường bao che của công trình là bằng gỗ. Hệ thống các đường rãnh thoát nước xung quanh tường thành trên di tích tuy không nguyên vẹn, nhưng cơ bản không được xây thành rãnh mà chảy trực tiếp thoát ra ngoài và không có lỗ thoát nước ngầm. Sự chênh lệch cốt nền của di tích là không lớn và ít bị xáo trộn.

Khác với Tây Khuyết Đài, hệ thống tường bao và cổng vòm tại Tây Khuyết Đài đều đã bị triệt giải hoàn toàn. Những vết tích còn lại cho thấy các hạng mục kiến trúc trên di tích Đông Khuyết Đài được xây dựng, sửa chữa trong 3 giai đoạn: năm 1804, 1844 và 1930. Các kết quả thăm dò khảo cổ tại di tích Đông Khuyết Đài lần này sẽ góp thêm cơ sở khoa học vững chắc cho việc nghiên cứu lập dự án "Bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị di tích Đông Khuyết Đài," đảm bảo tính chân xác trong trùng tu di tích.

Theo sử liệu, di tích thuộc hệ thống phòng thủ quan trọng của Hoàng thành Huế, gồm Đông Khuyết Đài, Tây Khuyết Đài, Bắc Khuyết Đài (riêng Nam Khuyết Đài - cửa chính của Hoàng thành - đã được xây dựng lại dưới thời vua Minh Mạng, đặt tên là Ngọ Môn, trên có Ngũ Phụng Lầu). Để phục vụ cho việc quan sát và phòng thủ, trên mỗi đài đều có xây một nhà vuông, lợp ngói phẳng.

Vị trí của Đông Khuyết Đài được đặt ở chính giữa mặt đông của Hoàng thành Huế. Vòng hào phía trước Đông Khuyết Đài thuộc hệ thống hào bên ngoài bảo vệ Hoàng thành (còn gọi là hồ Ngoại Kim Thủy). Từ cổng Hiển Nhơn (cổng mặt đông của Hoàng thành) ra ngoài phải đi qua một chiếc cầu bắc ngang hồ Ngoại Kim Thủy.

Hệ thống đài quan sát, cổng thành, hào nước và cầu là những yếu tố quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Hoàng thành nên được bảo vệ, canh gác rất nghiêm ngặt dưới thời Nguyễn. Tuy nhiên, trải qua thời gian và sự tàn phá của chiến tranh, cũng như nhiều di tích khác trong khu vực này, di tích Đông Khuyết Đài nay chỉ còn là phế tích, đang cần được trùng tu xây dựng lại.../.

                                                                            Theo TTXVN

Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục