Có một thực tế là câu nói cửa miệng của số đông công chúng trước đây “đi nghe ca nhạc” dường như đã trở thành quá vãng, ít nhất cũng là quãng hàng chục năm trở lại đây. Thay vào đó, mọi người hôm nay thường bảo “đi xem ca nhạc”. Có người nói thời buổi bây giờ người ta phải “nghe ca nhạc bằng... mắt” mới sướng và bổ dưỡng thị lực...

Xu thế khó cưỡng lại

Âm nhạc là loại hình nghệ thuật chủ yếu để nghe dù đấy là khí nhạc hay thanh nhạc đều tác động đến thính giác con người. Tuy nhiên, do sự phát triển ồ ạt các phương tiện truyền thông giải trí ngoài radio (phát thanh) âm nhạc đã nhanh chóng có mặt trên hầu hết các loại hình giải trí khác nhau như sân khấu, điện ảnh, truyền hình và cả những sự kiện. Mà các loại hình này lại chủ yếu tác động đến người xem bằng thị giác nên buộc lòng âm nhạc cũng phải tự thích nghi.

Các ca sĩ biểu diễn đều muốn hướng tới thị giác người xem.

Rõ ràng là hôm nay dường như phần đông khán giả thích đi “xem” hơn là thích đi “nghe” ca nhạc như trước đây, chỉ trừ một số ít các nhà chuyên môn hay những nhà thẩm âm sành điệu. Vào các buổi sáng, sau khi điểm tâm, họ chọn cho mình một quán cà phê có không gian cổ kính và thật sự tĩnh lặng, vừa ngồi nhâm nhi tách cà phê nóng vừa bàn về những bản nhạc của các thiên tài như Mozart, Bach, Beethoven, Chopin, Tchaikovsky...

Giới trẻ hôm nay tuy không dám nói ra nhưng chắc trong đầu họ sẽ nghĩ đây là những người thuộc diện “cũ” của đầu thế kỷ trước còn sót lại. Cũng vì thế, những sân chơi âm nhạc kiểu này dần thưa vắng người lui tới, nhường chỗ cho những show diễn xập xình, hoành tráng dành cho những thượng đế tân tiến, hiện đại.

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, nhạc Á, Âu hay nhạc Tây, Tàu ồ ạt vào thị trường văn hóa Việt nhiều khi làm cho lớp trẻ choáng ngợp, không biết mình đang đứng ở đâu?! Còn lớp già thì ngơ ngác nhìn ngôi đình làng biến thành chỗ diễn trò nhảm nhí. Nhạc ngoại, nhạc nhái, nhạc nhép đua nhau đổ bộ lên các phương tiện giải trí, hầu như chiếm lĩnh toàn phần loại hình âm nhạc truyền thống đã làm cho âm nhạc truyền thống không có chỗ chen chân, chẳng còn đất sống nữa.

Những hệ lụy nhãn tiền

Khắp mọi miền từ thành thị đến nông thôn, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM, sân chơi ca nhạc trẻ chủ yếu mang đậm tính chất giải trí. Tính chất nghiêm trang của thứ âm nhạc “hàng hiệu”chủ yếu để nghe trước đây dần được thay thế bằng thứ âm nhạc “bông phèng” cốt để mua vui cho đám trẻ bằng mắt. Thế là không chỉ có các nhà tổ chức, các ông bầu show, mà ngay các ca sĩ cũng đua nhau “đánh” vào thị giác lớp trẻ. Ăn mặc “thiếu vải”, nhảy nhót điên loạn là đặc điểm nổi trội của thứ âm nhạc để xem chứ không phải để nghe. Nhiều show diễn không biết do vô tình hay cố ý mà các ca sĩ tuổi teen thi nhau để lộ hết nội y trên sàn diễn khiến những người xem có văn hóa cảm thấy ngán ngẩm, còn cư dân mạng tha hồ bàn tán. Một thị trường âm nhạc như thế là đáng lo hay đáng mừng (!?). Đành rằng các ca sĩ, các nhà tổ chức các show ca nhạc hôm nay hoàn toàn có quyền tận dụng những ưu điểm vượt trội của các loại hình nghệ thuật khác nhằm hỗ trợ cho show diễn đạt hiệu quả mong muốn. Nhưng dường như chính họ cũng không ý thức được giới hạn của việc xem ca nhạc bằng mắt đến đâu là đủ, là vừa nên không ít show diễn đã đi quá đà, gây phản cảm thẩm mỹ đối với công chúng, tự mình tụt xuống một nấc thang đạo đức nghề nghiệp. 

 

                                                                         Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục