Các hội viên CLB Hưu trí TPHB đảy mạnh hoạt động văn hóa-thể thao, nang cao đời sống tinh thần.

Các hội viên CLB Hưu trí TPHB đảy mạnh hoạt động văn hóa-thể thao, nang cao đời sống tinh thần.

(HBĐT) - Thơ của tất cả mọi lứa tuổi đều đáng quý. Thơ của lớp người cao tuổi còn đáng quý trọng hơn. Những người về hưu đều thuộc lớp người cao tuổi nhưng còn là những người có công lao trong công cuộc giữ nước và kiến quốc. Người về hưu (NVH) có hành trang đầy ắp kinh nghiệm sống, chiến đấu, công tác quản lý, học tập và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực KT- XH, QP-AN của quê hương, đất nước. Trong hành trang đó bao gồm cả thành công lẫn thất bại đã để lại cho các thế hệ sau bằng nhiều kênh khác nhau, trong đó có thơ và văn.

 

Theo con số thống kê chưa đầy đủ, ở tỉnh ta hiện có khoảng gần 300 người đang là hội viên của 13 CLB thơ quần chúng (cách gọi của các nhà quản lý đương đại) đã có tên gọi, địa chỉ hẳn hoi như: CLB thơ hưu trí TPHB; Hội Cựu giáo chức TPHB, Đà Giang, Hương Xuân; Chăm Mát; Đồng Tiến. Hoà Bình, Sông Đà, Kim Bôi I, Kim Bôi II, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Trong đó có khoảng 90% trong tổng số hội viên là NVH, song cũng chỉ có chừng 200 NVH biết làm thơ, chiếm tỷ lệ 3% tổng số NVH của tỉnh.

 

Tuy vậy, chỉ với chừng ấy số hội viên của 13 CLB thơ, bình quân mỗi tháng sinh hoạt 1 kỳ, mỗi hội viên chỉ sáng tác 1 bài để đọc trong kỳ sinh hoạt, mỗi năm đã có không dưới 3.000 bài thơ ra đời và được truyền đọc, lưu hành trong đời sống. Trong đó có hàng trăm tác phẩm được đăng tải trên các tờ báo ở trong và ngoài tỉnh. Cho dù nhìn nhận ở bất kỳ góc độ nào cũng không thể phủ nhận vị trí, vai trò thơ của NVH trong hoạt động văn học nghệ thuật của tỉnh.

 

Thực tế cho thấy, thơ của NVH hiện đang được ưa chuộng, sử dụng vào các chương trình văn nghệ, giải trí trong các kỳ sinh hoạt, hội họp của các đoàn thể, tổ dân phố, cụm dân cư..., nhất là trong hoạt động Hội Người cao tuổi nhân dịp lễ hội hoặc mừng công, mừng thọ... Với nội dung phong phú, thấm đẫm tính nhân văn, dễ đi vào lòng người..., thơ của NVH đã góp phần phản ánh, khai thác, gìn giữ và phát triển nền văn hoá của các dân tộc trong tỉnh.

 

Đọc thơ của NVH, điều dễ cảm nhận nhất là “Tiếng lòng” của họ nghĩ về Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, gia đình, đồng đội và nhân -  tình - thế - thái. Các nội dung này được xuyên suốt các tập thơ thường niên của CLB thơ với nhiều nét mới trong nội dung, hình thức thể hiện phù hợp với chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, từng giai đoạn, từng nhiệm kỳ của hệ thống chính trị các cấp. Về thể loại thơ thường nghiêng về các thể loại truyền thống dân tộc Việt như: lục bát, song thất lục bát, năm chữ, bảy chữ...nhiều chất ca dao, tục ngữ hoặc hay sử dụng cách nói vần thông thường, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ sáng tác và cũng dễ ngâm vịnh phù hợp với tâm lý bậc cao niên. Vì thế, thơ của NVH có vẻ như thừa tính thống kê, chân thật mà thiếu vắng tính phi lý, ảo ảnh... và còn ít các thể loại thơ mới, thơ tự do, thơ văn xuôi mà các nhà quản lý đương đại gọi là thơ hiện đại. Nói như vậy không có nghĩa là thiếu vắng các tác phẩm hay vừa nghiêm về luật, chắc về vần điệu, khúc triết và uyên thâm về ngôn ngữ lại có tính khái quát cao, triết lý sâu sắc...bởi sự từng trải trong cuộc sống của NVH.

 

Thật đáng trân trọng khi đọc thơ của NVH, người đọc cảm nhận được cuộc đời này luôn đáng yêu hơn, lứa tuổi nào cũng thấy mình đáng sống, đáng để cống hiến và cần có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình, cộng đồng thông qua các chuẩn mực chân - thiện - mỹ ẩn vào mỗi bài thơ. Rất tiếc là trong khuôn khổ một bài viết không thể trích dẫn cụ thể các câu, tứ, bài, thậm chí cả một tập thơ hay như thế. Người viết bài chỉ nêu tên các ấn phẩm thơ của NVH ở TPHB mà chưa dám đề cập đến các huyện trong tỉnh để độc giả tìm đọc những tác phẩm hay trong đó. Đó là 28 tập thơ thường niên của các CLB thơ, trong đó, CLB thơ hưu trí thành phố có 22 tập, CLB thơ Chăm Mát có 2 tập, CLB thơ Đà Giang có 3 tập, CLB thơ Hội Cựu giáo chức TP có 1 tập. Đó là 9 tập thơ in riêng của 6 tác giả bao gồm: 2 tập thơ của nữ tác giả Phạm Thị Tiến “Hương đời và miền nhớ” ; 2 tập thơ của tác giả Nguyễn Hữu Đăng “Mưa cầu vồng và trăng sa”; 2 tập thơ của tác giả Tống Đức Phát “Mưa xuân và cội nguồn” và các tập thơ: “Trăng quê” của tác giả Đỗ Viết Tuyển; “Dòng sông quê” của tác giả Mai Đại Xá, “Hương đời” của tác giả Trần Thanh. Đó còn là hàng chục tập thơ không phép, không qua nhà xuất bản và hàng ngàn bài thơ viết tay, tự đánh máy rồi photocopy thành nhiều bản để tặng cho nhau, cùng đọc với nhau. Tất cả những sản phẩm đó đã làm phong phú thêm, tô đậm thêm hoạt động sáng tác văn chương ở tỉnh ta.

 

Vào cuối quý III năm 2011 này, NVH của thành phố Hoà Bình nói chung, CLB Hưu trí thành phố nói riêng sẽ tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm tròn 30 năm ngày thành lập. Trong niềm vui chung đó có niềm vui riêng của CLB thơ cũng vừa tròn tuổi ba mươi. Tuyển tập thơ đặc biệt mang tên “Sông Đà” số 22 sẽ ra mắt bạn đọc đúng vào dịp đáng nhớ đó. Hy vọng rằng, tuyển tập “Sông Đà” số 22 xứng tầm là sản phẩm tiêu biểu cho thơ của NVH trong suốt ba thập kỷ đã qua sẽ được đông đảo bạn đọc, đặc biệt là những NVH mến mộ tìm đọc để cùng với các ấn phẩm thơ của NVH đã có tiếp tục đóng góp vào kho tàng văn hoá của các dân tộc trong tỉnh.

 

 

Vân Long (T.T.V)

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục