Đêm chung kết Sao Mai 2011 dòng thính phòng đã kết thúc với việc việc thí sinh Lương Nguyệt Ánh dẫn đầu số điểm và lọt vào vòng chung kết xếp hạng đầy thuyết phục. Thế nhưng phía sau đó vẫn còn những câu hỏi lớn.

Thử cắt nghĩa "mờ nhạt" của Sao Mai năm nay

<div style="text-align: justify;">Sao Mai 2011 - một trong những cuộc thi ca hát có uy tín và chất lượng đang dần đi tới hồi kết. Tuy nhiên những năm gần đây Sao Mai càng ít được sự quan tâm của khán giả, có lẽ bởi những lý do sau. </div>
 
<div style="text-align: justify;">Đêm chung kết Sao Mai dòng thính phòng khép lại, không ít người còn đặt dấu hỏi: Phải chăng Khánh Ly đã "mua" tin nhắn? <br /> </div>
 
<div style="text-align: justify;">Chung kết Sao Mai miền Nam diễn ra tối qua đã gặp rất nhiều sự cố từ âm thanh, người dẫn chương trình và ban nhạc...<br /> </div>

Hệ thống bình chọn có vấn đề?

Trong phần giao lưu với MC, thí sinh Dương Thị Tú (TP.HCM) - người được bình chọn nhiều nhất ở đêm chung kết khu vực miền Nam đã chia sẻ cảm xúc rất thật rằng cô nhận được sự phản hồi từ bạn bè rằng hệ thống bình chọn bị lỗi nên gửi tin bình chọn cho cô mà không được.

Không chỉ lời thổ lộ của Dương Thị Tú khiến nhiều khán giả xem trực tiếp có những hoài nghi về sự trục trặc của hệ thống bình chọn mà trên các mạng xã hội chỉ ít phút sau khi kết thúc đêm thi nhiều người đã thể hiện nỗi bức xúc vì không thể bình chọn cho thí sinh mình yêu thích.


Dương Thị Tú với tiết mục biểu diễn của mình

Sao Mai 2011 không phải là chương trình duy nhất bị công chúng hoài nghi về hệ thống bình chọn. Tại VietNam Idol, Ngôi sao Tiếng hát truyền hình... cũng bị đưa vào vòng nghi vấn. Những cuộc vận động bình chọn từ các fanclub nghi án mua tin nhắn, hay lỗi tổng đài đã khiến công chúng dần mất niềm tin vào các cuộc thi, giải thưởng nghệ thuật.

Niềm tin không tự nhiên có cũng chẳng tự nhiên mất đi mà được bồi đắp hay suy giảm sau từng sự việc cụ thể. Việc nhắn tin, gọi điện (đương nhiên là tốn tiền) ở khía cạnh nào đó thể hiện niềm tin, sự ủng hộ của một bộ phận khán giả đối với các cuộc thi, giải thưởng. Vậy câu hỏi đặt ra là nhà tổ chức sẽ làm gì trước sự hoài nghi của công chúng?
2 trong số 3 thí sinh vào chung kết do... may mắn?

Chọn "Hà Nội - Huế - Sài Gòn" và "Khúc xưa thành Thăng Long", Bích Hồng (Hà Nội) đã có sự tiến bộ trong giọng hát nhưng chỉ dừng lại ở việc hát tròn trịa ca khúc mà chưa có sự đột phá. Do đó, việc cô trở thành thí sinh nhận được nhiều lượng tin nhắn nhất (8.820 tin nhắn trong tổng số 16.753 tin nhắn) được cộng 1 điểm để có mặt đêm chung kết xếp hạng gây bất ngờ với nhiều người.


 Thí sinh Bích Hồng (phải) nhờ được cộng 1 điểm từ khán giả bình chọn đã được lọt vào chung kết xếp hạng.

Thí sinh Phương Thanh sở trường những ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung bởi cô sinh ra và lớn lên ở Nghệ An nên những bài hát mang âm hưởng dân ca Nghệ Tĩnh được cô hát khá thành công. Nếu như ở đêm chung kết miền Trung cô được đánh giá cao bởi giọng hát ngọt ngào và cách xử lý bài hát tốt thì đêm chung kết toàn quốc cô chưa giữa được phong độ.

Chọn ca khúc "Ngược dòng Hương Giang" và "Câu đợi câu chờ", Phương Thanh vì run nên khi hát đôi chỗ giọng bị lạc đi khiến cho những nốt trầm bị mờ hoàn toàn. Nhưng ưu điểm của Phương Thanh là sở hữu một gương mặt ưa nhìn, vì vậy, có lẽ cô cũng nhận được sự ưu ái nho nhỏ nào đó từ phía Hội đồng giám khảo.

Trong số 3 thí sinh vào chung kết xếp hạng Lương Nguyệt Anh là người dám đương đầu với thử thách và đặt mục tiêu rõ ràng trong cuộc thi năm nay. Cô có sự chuẩn bị rất chu đáo trong việc lựa chọn bài vở, nhờ nhạc sĩ phối khí, dựng bài, tập hát nên qua mỗi vòng thi, cô đều vượt qua một cách thuyết phục. Việc cô giành quán quân phong cách dân gian xem ra "gần" hơn với 2 thí sinh trên.


Lương Nguyệt Anh trong đêm chung kết dân gian.

Thí sinh chưa tạo được dấu ấn cá nhân với các bài hát cũ

Với giọng hát được cho là "bản sao" của NSND Trung Đức, Nguyễn Văn Thế (TP.HCM) - anh chàng nhân viên dầu khí chọn những bài hát quen thuộc để mang tới thi thố trong vòng chung kết. Rõ ràng với "Tiếng hát giữa rừng Pác Bó", "Gửi em chiếc nón bài thơ", Văn Thế chưa tạo được dấu ấn cá nhân rõ nét.

Trần Thị Thanh Hoa cũng hát lại 2 ca khúc được Anh Thơ và Tân Nhàn thể hiện rất thành công trước đó là Sông ơi đừng chảy (Nguyễn Vĩnh Tiến) và Mưa xuân (Huy Thục). Giọng hát của cô thiên về bản năng đây là ưu điểm nhưng cũng chính là nhược điểm, bởi đôi khi cô không kiểm soát được cảm xúc, dẫn đến việc "diễn" hơi quá đà.

Thanh Hoa với phần thể hiện của mình.

Trần Thị Huyền Trang và Vũ Thị Ngân có những lợi thế riêng. Huyền Trang có ưu điểm ở những ca khúc mang âm hưởng dân ca miền Trung, Vũ Thị Ngân lại có sở trường những bài hát mang âm hưởng dân ca Tây Bắc nhưng đáng tiếc là họ chưa cú lội ngược dòng để vào vòng chung kết xếp hạng.

Dương Thị Tú (TP.HCM), Minh Vương (Thái Bình) đều đang theo học ở Học viện âm nhạc quốc gia nhưng ở cuộc thi Sao Mai năm nay đã không ổn định phong độ, dù giọng hát cũng khá hay. Họ chưa tạo nên cá tính riêng, kỹ thuật thanh nhạc cũng còn hạn chế nên các phần thi ở đêm chung kết toàn quốc không mấy ấn tượng.

Hình ảnh một số thí sinh trong đêm chung kết dân gian:

Thí sinh Huyền Trang


Thí sinh Nguyễn Văn Thế


Thí sinh Vũ Thị Ngân


Thí sinh Minh Vương

                                                                              Theo VNN

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục