Hẹn gặp Thái Hòa ở quán cà phê gần Sân khấu Phú Nhuận, anh xuất hiện trong bộ dạng của Tèo với áo thun màu cháo lòng, quần ngố, dép lê nhưng vẻ mặt lại ngầu như đại ca Long ruồi với chiếc nón lưỡi trai hầm hố.

 

Thái Hòa trong phòng hóa trang của sân khấu Super Bowl  - Ảnh: M.T.Le

Thái Hòa có vẻ giống với hai vai diễn của mình trong bộ phim vừa ra mắt. Hòa cho biết mới đi đá banh về và giải thích: "Ðừng ngạc nhiên nha, tôi toàn mặc vầy ra đường cho thoải mái. Nếu không nổi tiếng chắc nhìn tôi còn... tàn tạ hơn đó!".

Ngố như Tèo

Tèo trong phim Long ruồi là một anh chàng bán bánh xèo. Lớn lên cùng mấy chị em gái ở quê nên Tèo hiền lành, chất phác và rất ngố. Với những tính từ đó, Thái Hòa vào vai Tèo theo kiểu "đo ni đóng giày", vì sự thật thì ngoài đời anh cũng...ngố. Hòa tự nhận xét về mình như vậy và có hàng loạt "chứng cớ" để chứng minh.

Ðầu tiên là chuyện anh... sợ ma một cách quá đáng, trong khi bản thân lại thành danh với những vở kịch ma do mình dàn dựng và diễn xuất. Dù đã gom góp đủ tiền mua một căn hộ chung cư ở quận 7, nhưng Hòa chưa dám dọn về ở vì sợ viễn cảnh diễn khuya về mà đi thang máy một mình rồi thang máy... cúp điện! Hiện anh vẫn ở trong căn phòng thuê đối diện Sân khấu Phú Nhuận và luôn để đèn sáng khi ngủ cho yên tâm.

Hai là anh rất sợ xịt keo lên tóc. Cứ mỗi lần buộc phải xịt keo là Hòa lại nổi hết da gà và đó cũng là lý do vì sao anh luôn đội mũ khi ra đường để che mái tóc bù xù.

Ba là anh thích đá banh và chỉ đá ở vị trí tiền đạo cắm để "cắm" luôn ở gần khung thành đối phương, khỏi mất công chạy về sân nhà chi cho mệt.

Bốn là mê chơi điện tử, có thể bỏ tất cả để chơi điện tử sáng trưa chiều tối cùng đạo diễn Ðức Thịnh. Rồi lại thích làm nghề mộc với mơ ước một ngày nào đó sẽ tự tay đóng tất cả bàn ghế giường tủ trong nhà mình với lý giải: "Nếu mua ở tiệm thì có cái đẹp cái xấu, nhưng tự tay mình đóng thì sẽ... xấu đều, tự nhiên sẽ thành một... phong cách!".

Thi vào trường sân khấu điện ảnh, thấy phần thi của mình chọc cười được những vị thầy nổi tiếng khó tính, Thái Hòa chắc mẩm sẽ đậu điểm cao nên về nhà ăn mừng linh đình, ai dè bữa sau quay lại mới biết mình bị... rớt thê thảm. Nghĩ lại Hòa mới vỡ lẽ: "Chắc mấy ổng cười không phải vì tôi diễn hài hay mà vì nghĩ thanh sắc như vậy cũng bày đặt đi thi diễn viên!".

"Ngầu" như... Thái Hòa

"Ngầu" lại là cách mà nhiều người nghĩ về Thái Hòa trong lần đầu tiếp xúc với anh, bởi anh sẽ ít nói kinh khủng khi gặp người lạ. Ngoài ra anh cũng tự nhận khuyết điểm lớn nhất của mình là cộc tính mỗi khi gặp chuyện gì bất bình, khi người ta không tôn trọng mình hoặc nói dối với mình. Mà khi đã cộc lên thì hành xử dở lắm, rất nhiều lần cả giận mất khôn.

Tuy nhiên, "ngầu" hay "lì" cũng là những nét tính cách có lợi với Thái Hòa. Ðể nuôi mộng làm diễn viên, anh vừa chăm chỉ đi học vừa tranh thủ đi làm bảo vệ, sắp ghế, sửa ghế hư cho sân khấu hài, mỗi đêm được 10.000 đồng tiền công. Có thời gian anh phụ bưng cà phê trong căngtin trường cũng kiếm được chút ít. Hòa tự hào: "Công việc đó phải ngầu lắm mới làm được đó!".

Nếu như vai ông Sửu trong Người vợ ma là "vai diễn đột phá" của Thái Hòa ở sân khấu kịch, vai "chị" Hội trong Ðể Mai tính là "vai diễn để đời" của Thái Hòa ở phim ảnh, thì trước đó nhiều năm có một vai được anh liệt vào dạng "vai diễn định mệnh": vai chiếc bóng đèn xinhan kiêm chiếc còi hết pin của xe hơi trong một tiểu phẩm hài quần chúng. Bởi một lý do rất quan trọng: hôm đó NSƯT Hồng Vân đến xem.

Sau lần đó, Thái Hòa đã đánh bạo gửi cho bà bầu này một mẩu giấy nhỏ để xin vai với nội dung: "Con là Thái Hòa, con đóng vai cái bóng đèn, cô nhớ giùm mặt con nha, con cảm ơn!". Và "vai diễn phù hợp" của Thái Hòa khi đầu quân về Sân khấu Phú Nhuận thời gian đó là làm một...chân tà lọt chuyên chạy việc lặt vặt, mua trà nước cho đoàn kiêm luôn kế toán giữ tiền. Giờ nhắc lại, Hòa vẫn tự hào bảo: "Việc đó cũng ngầu lắm mới làm được đó!".

Bây giờ Thái Hòa đã nổi tiếng và bận rộn với nhiều dự án phim ảnh và sân khấu, mà sắp tới là việc chuyển thể vở kịch Quả tim máu thành phim. Cuộc gặp gỡ vì vậy cũng bị gián đoạn bởi lịch làm việc kín mít của anh.

Tranh thủ lần khác, gặp Hòa ở hậu trường của sân khấu Super Bowl khi anh đang hóa trang chuẩn bị cho một suất diễn. Lúc đó càng thấy rõ một Thái Hòa vừa ngố vừa ngầu của giới showbiz: một tay thoăn thoắt vẽ mặt, một tay chơi điện tử, tai nghe nhạc đồng dao, miệng không ngừng than: "Mắt của mình vẽ hoài lõm thành quầng thâm luôn, trong khi môi của mình đánh hoài mà nó vẫn... dày. Là sao ta?" (!).

Cười khoái chí với Long ruồi

Thái Hòa trong phim Long ruồi - Ảnh đoàn phim cung cấp

Sau thành công của Để Mai tính, êkip làm phim đã quyết tâm phải có tiếp một phim khai thác hết thế mạnh của diễn viên Thái Hòa. Chính vì thế nên Long ruồi (kịch bản: Anh Mai - Lê Thanh Sơn, đạo diễn Charlie Nguyễn) đã có kịch bản được coi là “đo cho vừa đúng dáng” với Thái Hòa. Long ruồi là câu chuyện về anh chàng Tèo bán bánh xèo một hôm quyết tâm lên thành phố để đổi đời.

Không ngờ vì ngoại hình quá giống với một đại ca xã hội đen tên Long (mụn ruồi trên mặt) nên Tèo bánh xèo đã rơi vào ổ bụi đời với những âm mưu tính toán vượt xa sự tưởng tượng của anh chàng ngờ nghệch chân quê này.

Đối mặt với đám xã hội đen chưa đủ, Tèo còn phải chống lại sự cám dỗ của Nga (Tinna Tình) với biệt danh Nữ hoàng băng giá - người tình của Long ruồi!

Phim có nhiều tình tiết hài hước đủ để khán giả cười khoái chí với sự ngô nghê của Tèo. Tuy nhiên, câu chuyện phim của Long ruồi còn lỏng lẻo, nhiều chỗ thiếu thuyết phục. Hầu hết các cảnh quay của phim là cảnh nội.

Có lẽ do tham vọng của các nhà làm phim khi muốn hướng đến một phim hài có yếu tố xã hội đen nhưng lại không đủ kinh phí thực hiện nên sáng tạo đã ít nhiều bị hạn chế. Và bên cạnh diễn xuất ấn tượng của Tèo (Thái Hòa), Khắc (Khương Ngọc) hay Bích (Phi Thanh Vân) thì diễn xuất không thành công của Tinna Tình cũng là điểm trừ đáng kể cho Long ruồi.

Phim ra mắt trên toàn quốc từ ngày 26-8.

 

                                                                              Theo TuoiTre

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục