Khu du lịch suối khoáng (Kim Bôi) được đầu tư nâng cấp để thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan nghĩ dưỡng.

Khu du lịch suối khoáng (Kim Bôi) được đầu tư nâng cấp để thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan nghĩ dưỡng.

(HBĐT) - Theo lời giới thiệu của đồng chí Bùi Thị Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi, chúng tôi đi sâu tìm hiểu về những tiềm năng văn hóa, du lịch vật thể và phi vật thể ở vùng đất giàu truyền thống này. Những cánh rừng nguyên sinh như: khu du lịch sinh thái Cửu thác Tú Sơn; thác Mặt trời, xóm Vó Khang, xã Kim Tiến; khu nghỉ dưỡng cao cấp suối khoáng, xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì; khu vui chơi, giải trí tắm bùn xóm Khai Đồi, xã Sào Báy, Khu Resort Vĩnh Tiến; mỏ nước khoáng nóng xã Vĩnh Đồng; rừng đặc dụng Thượng Tiến...

 

Tìm hiểu về  văn hóa ẩm thực, âm nhạc, lễ hội, ông Quách Thanh Nhiến, Phó phòng VH-TT huyện đã miêu tả một bức tranh toàn cảnh với những điểm nhấn sắc nét đó là: Di chỉ khảo cổ khu mộ cổ Đống Thếch (xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng) có từ nửa cuối thế kỷ XVII (thời Lê) với hàng ngàn cột đá lớn nhỏ được khắc chữ Hán, đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia. Hàng năm có nhiều lễ hội được duy trì như: Hội xuân, lễ hội Khuống mùa, Dộng chùa, Hạ điền, Mừng cơm mới, Lễ mở cửa rừng, Hội đọc moong... Trong những lễ hội hàng năm đã và đang dần khôi phục và duy trì các trò chơi dân gian mang tính cộng đồng như: tung còn, đánh mảng, đánh đuống, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, bói hoa, gọi nàng Khọt... Đi cùng với các trò chơi dân gian trong lễ hội là các điệu múa đặc trưng như: múa bông, múa dâng hoa, múa cửa đình, múa nghi lễ tín ngưỡng. Xen vào đó là những màn xéc bùa hay còn gọi là hòa tấu cồng chiêng, hát đối, ví đúm, rằng thường, kể chuyện thơ...

 

Với những tiềm năng thiên phú đó, những năm qua, huyện Kim Bôi đã quy hoạch, đưa vào khai thác phát triển ngành du lịch. Riêng về hạ tầng phục vụ du lịch, tính đến nay, toàn huyện đã có 23 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch đi kèm với dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, có 7 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn cấp tỉnh và 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao. Một số khu du lịch đã được quy hoạch và đầu tư lớn thu hút đông đảo khách đến tham quan, nghỉ dưỡng như: khu du lịch suối khoáng, khu du lịch Cửu thác Tú Sơn, khu Resort Vĩnh Tiến... Bình quân mỗi năm, huyện đón trên 10 vạn lượt khách đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng. Theo bà Bùi Thị Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện, trong chiến lược phát triển du lịch - dịch vu, Kim Bôi sẽ có kế hoạch bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội truyền thống, làng, bản văn hóa mang dấu ấn đặc trưng của địa phương. Với mục tiêu xã hội hóa, đa dạng hóa các thành phần tham gia làm du lịch, huyện sẽ đẩy mạnh chiến dịch xúc tiến tại chỗ với du khách đã đến với huyện bằng những việc làm cụ thể như: cung cấp thông tin du lịch, bản đồ, sách du lịch, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào đón du khách... Để biến những tiềm năng thành cơ hội, huyện Kim Bôi đã và đang xây dựng các văn bản, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư. Một mặt, tiếp tục triển khai các dự án du lịch như: khu vui chơi giải trí cao cấp suối khoáng tại xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì; dự án du lịch sinh thái phức hợp cao cấp tại xã Vĩnh Đồng và Hạ Bì; dự án Kim Bôi Touris; trung tâm thương mại dịch vụ - du lịch sinh thái Nà Khan, xã Kim Bình; khu du lịch sinh thái và sản xuất nước khoáng tại xã Vĩnh Tiến; khu đô thị Giếng Tiên tại xã Hạ Bì và Vĩnh Đồng; dự án khu du lịch Tây Long Resort xã Thượng Bì và một số dự án đang trong quá trình thẩm định, chờ cấp phép đầu tư.

                                 

 

                                                                             Thúy Hằng

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục