Ngày 6-9, tại Long An, UBND tỉnh Long An, Bộ Thông tin - Truyền thông và Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam đã tổ chức phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu (6-9-1911 – 6-9-2011). Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo các sở ngành và các đồng chí lão thành cách mạng.

 

Mẫu tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh Giáo sư Trần Văn Giàu được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa đặc trưng với màu sắc rực rỡ, tươi sáng. Nổi bật ở trung tâm mẫu tem là chân dung Giáo sư Trần Văn Giàu với nét mặt kiên định, sắc sảo nhưng đôn hậu, bao dung. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay phía trên thể hiện cho lý tưởng, hoài bão của những người cộng sản chân chính mà Trần Văn Giàu là một người tiêu biểu. Hình ảnh ngôi nhà mộc mạc, thân quen, nơi đã từng là trụ sở của Xứ ủy Nam kỳ, nay là di tích cách mạng và cũng là hình ảnh gắn liền với tên tuổi của nhà cách mạng Trần Văn Giàu, gợi lên sự gần gũi, bình dị và thân thuộc. Trên mẫu tem cũng thể hiện Huân chương Hồ Chí Minh cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng, ghi nhận công lao, cống hiến cho đất nước và nhân dân của giáo sư.
 
Giáo sư sử học, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động Trần Văn Giàu là người con ưu tú của quê hương Long An, của Nam bộ thành đồng và của cả nước. Ông là nhà lãnh đạo tài năng, nhà trí thức lớn, nhà khoa học uyên bác, người đảng viên cộng sản kiên trung. 
 
Với 100 tuổi đời, Giáo sư Trần Văn Giàu đã có hơn 80 năm hoạt động cách mạng liên tục cả trong và ngoài nước, từng đảm nhận nhiều trọng trách như Bí thư Xứ ủy Nam kỳ, Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam…  
 
                                Theo SGGP

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục