Cải lương miền Bắc đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về mặt khán giả - đó là nhận định chung của các nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu tại Hội thảo “60 năm bảo tồn và phát huy nghệ thuật cải lương trên đất Bắc” do Nhà hát Cải lương Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tổ chức đầu tháng 9 vừa qua.

Dấu ấn cải lương trên đất Bắc

Nghệ thuật cải lương ra miền Bắc vào những năm 50 của thế kỷ trước, khi các nghệ sĩ miền Nam tản cư được tập hợp lại trong ngôi nhà chung là Liên đoàn Ca kịch kháng chiến Liên khu IV với nhiệm vụ phục vụ cách mạng, kháng chiến. Từ một đoàn diễn duy nhất, dần dần cải lương trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người dân miền Bắc. Hầu hết các tỉnh thành phía Bắc như: Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Yên Bái… đều có đoàn cải lương riêng.

Theo NSƯT Trần Quang Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội, tuy có nguồn gốc từ Nam Bộ nhưng khi ra đến miền Bắc, cải lương đã mang phong cách và màu sắc riêng, có những đặc điểm quyến rũ riêng dựa trên những giá trị văn hóa độc đáo được đúc kết từ nghìn năm lịch sử mà chỉ riêng đất Bắc mới có. Quá trình phát triển cải lương miền Bắc được đánh dấu bởi sự xuất hiện của hàng trăm vở diễn có chất lượng cao, phong phú về đề tài, có nội dung sâu sắc, bám sát hiện thực cuộc sống, hòa trộn nhuần nhuyễn giữa tính dân tộc và hiện đại, đặc biệt là thể hiện rõ phong cách cải lương Bắc, mang đậm dấu ấn chuẩn mực, sang trọng của mảnh đất kinh kỳ ngàn đời như: Kẻ sĩ Thăng Long, Cây đàn huyền thoại, Cung phi điểm bích, Trọn đời trung hiếu với Thăng Long

 Vở Kiềutrên sân khấu rạp Chuông Vàng của Nhà hát Cải lương Hà Nội.

Khán giả trẻ không còn mặn mà

Sau 60 năm tồn tại và phát triển trên đất Bắc, bộ môn nghệ thuật đặc sắc này đang đứng trước nhiều thách thức mới. Nghèo nàn về kịch bản, thiếu nghệ sĩ tài danh là những nguyên nhân chính khiến cải lương dần thưa vắng khán giả. Không ít nghệ sĩ, trong đó có một số nghệ sĩ tài năng đã chán nản, bỏ nghề. Các nghệ sĩ yêu nghề cũng rất chật vật khi vừa tập luyện, biểu diễn giữ nghề vừa tính kế mưu sinh.

Nguyên Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam, NSƯT Lê Chức cho biết: Trong vòng 10 năm trở lại đây, cải lương miền Bắc chưa có vở diễn nào thực sự nổi bật, nguyên nhân chính là thiếu kịch bản hay. Đây là lỗi của các nhà viết kịch bản vì cuộc sống hiện tại không thiếu những câu chuyện kịch tính, ở đó có cả sự khắc nghiệt và bi lụy. Ngoài ra, ông cho rằng cải lương miền Bắc quá chú trọng vào biểu diễn khiến giọng ca bị căng cứng, không có sự mượt mà, ngọt ngào như cải lương miền Nam. đây là một hạn chế khiến cải lương ngày càng mất dần sức hấp dẫn đối với khán giả, đặc biệt là lớp khán giả trẻ.

Dưới góc nhìn của một nhà quản lý, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VHTT&DL, Vương Duy Biên cũng nhận thấy: Nghệ thuật cải lương trong đời sống hiện đại đang rơi vào tình trạng khủng hoảng về mặt khán giả. Hiện tại, khán giả của các bộ môn này chủ yếu là người già và khi lớp khán giả này mất đi sẽ không có đội ngũ khán giả kế cận.

Theo ông Biên, chỉ khi lớp trẻ hiểu, yêu thích và đón nhận, cải lương miền Bắc mới thật sự được gìn giữ, phát huy một cách lâu bền.

Các nhà hát cải lương cần tìm tòi, sáng tạo hơn nữa để cải lương phù hợp với xu thế mới, đa dạng hóa chương trình biểu diễn, tiếp tục kế thừa và tiếp thu những giá trị đích thực của sân khấu truyền thống, đồng thời chọn lựa và bổ sung cho sân khấu cải lương những tố chất đương đại theo những nhận thức mới về tính nhân văn, tính xã hội, tính truyền cảm và giáo dục... đó là những gì mà cải lương miền Bắc cần làm để thích ứng với nhu cầu của công chúng hôm nay, để dần kéo khán giả đến với loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc này.

 

                                                                          Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục