“Thơ trẻ - dòng chảy và công chúng” là chủ đề các nhà thơ đi trước cùng những tác giả trẻ có dịp chia sẻ kinh nghiệm và hiểu nhau hơn tại Hội nghị Viết văn trẻ toàn quốc lần thứ 8.

Nhà thơ Bằng Việt nhận định, thơ đang có sự cách tân từ đóng góp của nhiều tác giả trẻ, “nhân buổi họp mặt hôm nay, tôi mong muốn chúng ta sẽ đi cùng một đường nhằm định danh “dòng chảy” văn học đương đại và trách nhiệm công dân của người sáng tác”.

Hành trang nào cho người viết trẻ?

Hành trang không thể thiếu của các nhà thơ trẻ để vững vàng tham gia dòng chảy nghiệt ngã của nghệ thuật và đời sống - đó chính là tri thức, trong một trong những kiến thức quan trọng là lý luận phê bình.

Điểm đáng chú ý tại buổi hội thảo này là các nhà thơ lớp trước luôn chăm chú lắng nghe ý kiến của các bạn trẻ.

Cây bút trẻ Hoàng Chiến Thắng muốn gửi gắm những ý niệm của bản thân: “Người bắt đầu hành trình của mình khi tìm đúng hướng và đi thẳng sẽ bắt gặp lại chính mình ở cuối hành trình. Tưởng như suôn sẻ, nhưng quá trình nhận diện được mình là một hành trình lửa, con đường đầy những gian nan”. Những người viết trẻ phải va đập, dấn thân và phải thử lửa, lửa ở trong tất cả những trạng huống, trong đời sống vật chất và tinh thần.

Lâu nay, nhiều người viết trẻ vẫn thường mang mặc cảm rằng các nhà thơ lớp trước không hiểu mình. Như để trả lời cho băn khoăn này, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ: “Tôi cho rằng sự tìm tòi thật đáng khích lệ. Sẽ có người tìm thấy, có người tìm chưa thấy. Nhưng, chúng ta càng quý mến những người tìm chưa thấy ấy, vì hành trình của họ còn ở phía trước”.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người cầm bút, đặc biệt với người trẻ lại càng không thể đứng ngoài cuộc. Tác giả trẻ Nguyễn Phong Việt bày tỏ: Tôi không ngại khi nói rằng, những tác phẩm của tôi chủ yếu được xuất bản trên mạng. Và ở đó, tôi có cơ hội thể hiện cá tính qua từng câu chữ mà không ngần ngại khi bộc lộ cảm xúc cá nhân quá nhiều… Thậm chí, khi viết tôi cũng đã có không ít lần nghĩ rằng những người đọc trên mạng liệu họ có thích hoặc đồng cảm với những gì tôi viết không? Cũng như nhiều tác giả khác, tôi cũng nghĩ đến người đọc của mình chứ không chỉ viết những gì tôi thích mà không quan tâm người khác nghĩ gì!

Còn tác giả trẻ Trương Hồng Tú lại thẳng thắn: Chúng tôi là thế hệ trẻ có may mắn được tiếp cận với công nghệ, nhưng không vì thế mà lạnh nhạt với văn chương. Chúng tôi coi công nghệ, internet như một phương tiện để truyền tải những tâm tư cũng như tác phẩm của mình. Internet còn là một mảnh đất màu mỡ để mỗi người cầm bút có thể khai thác.

Và, trách nhiệm công dân…

Nhà thơ trẻ Quân Tấn tâm sự: “Bàn về công chúng của thơ bây giờ, tôi xin chia sẻ, thời gian đầu mỗi khi tôi làm xong một bài thơ, tôi liền đọc cho ba mẹ tôi và những người làm ruộng ở quê tôi nghe, tôi thấy họ vui lên một chút. Rồi tôi biết đến internet và có một số người biết đến tôi. Lúc này, tôi nghĩ tôi cần phải chọn ai? Và, tôi đã có cách lựa chọn, không bao giờ quên viết cho những người dân quê tôi chân lấm tay bùn, nhưng tôi cũng sẽ viết cho những người bạn trên mạng. Cái “hành trình lửa” kia, tôi sẽ không hề né tránh, mà tình nguyện lao vào kể cả phải thành tro.”

Nguyễn Danh Lam và Trần Hoàng Thiên Kim có chung ý kiến: “Nếu chúng ta không biết sống, chia sẻ ngay với những người thân yêu ruột thịt thì làm sao có thể chia sẻ với xã hội, xa hơn là nhân loại. Đó cũng là ý thức về trách nhiệm công dân”.

Nhiều bạn viết trẻ cùng chung quan niệm, để thơ đến được với công chúng, đến một cách tự nhiên, trước hết những sáng tác phải đến được với những người gần gũi với mình nhất, sau đó mới bay cao bay xa hơn.

“Cái mới là cái cần quan tâm, cần được ghi nhận. Nhưng cái mới để đến với công chúng tôi thấy là rất khó, lúc này, vai trò của những nhà lý luận phê bình rất quan trọng. Để hướng đến công chúng tôi nghĩ cần phải có đội ngũ thẩm định tác phẩm.” - Nhà thơ trẻ Lê Hưng Tiến chia sẻ.

Trả lời câu hỏi về quan hệ giữa tác giả và tác phẩm, nhà thơ Hữu Thỉnh cho rằng: Nếu như làm thơ mà thấy thơ đã vận vào mình thì đấy là bạn đã thành công trong sáng tác. Ông nhớ đến nhà thơ Lê Đạt từng nói: “Đừng có đi tìm cảm hứng, mà hãy ngồi vào bàn suy nghĩ, suy nghĩ... đầy chán nản. Khi nào vật ngã sự chán nản thì lúc đó có thơ”.

Trong sáng tạo nghệ thuật, đúng là không ai có thể dạy được người khác viết như thế nào, bởi mỗi người một cá tính, một phong cách riêng; nhưng người đi trước có thể chia sẻ kinh nghiệm với thế hệ trẻ, người viết trẻ phải tự trang bị tri thức, phông văn hóa cho mình để nuôi dưỡng tài năng.

Như vậy, với một người sáng tác văn học mà không trang bị cho mình lý luận cũng giống người độc hành đứng trước mênh mông. Còn người sáng tác văn học mà nắm chắc kiến thức lý luận thì giống người mắt sáng, họ nhìn thấy rất nhiều con đường, rất nhiều vết chân và họ quyết định tìm cho mình một con đường riêng chưa ai đặt chân đến. Họ biết chắc rằng nếu đi trên con đường ấy sẽ đầy chông gai và nhọc nhằn nhưng họ tin ở cuối con đường, tin ở giọt mồ hôi cuối cùng sẽ có nhiều phát hiện. Nhà sáng tạo, lúc này, giống như chàng xạ thủ bắn trúng mục tiêu mà không cần dùng tên nỏ vẫn trăm phát trăm trúng.

                                                                                  Theo ND

 

Các tin khác


Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục