Những điệu dân ca ngọt ngào vẫn thường xuất hiện trong những hội diễn của người Mường. ảnh: Tiết mục hát dân ca mời trầu của đội văn nghệ xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn).

Những điệu dân ca ngọt ngào vẫn thường xuất hiện trong những hội diễn của người Mường. ảnh: Tiết mục hát dân ca mời trầu của đội văn nghệ xóm Giếng, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn).

(HBĐT) - Vì ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc nên con người đã có rất nhiều cách để lưu giữ lại cái “linh hồn” đó.

 

Dân ca, thứ nghệ thuật phản ánh chân thực, hồn hậu nhất ngôn ngữ trong đời sống. Trong quá trình tồn tại, mỗi tộc người cũng luôn tìm cách để lưu giữ lại những giá trị truyền thống cho thế hệ sau, người Mường Hòa Bình nói riêng, cộng đồng dân tộc Mường trên đất nước Việt Nam nói chung cũng vậy, họ cũng đã dùng những làn điệu dân ca để lưu giữ lại những phong tục tập quán, những thói quen trong cuộc sống hàng ngày để bày tỏ những cung bậc cảm xúc trong cuộc sống... Dân ca của người Mường tuy đơn sơ, giản dị nhưng trong nó có cả một sức sống mãnh liệt.  

Các làn điệu dân ca của người Mường rất phong phú như: hát xắc bùa, rằng thường, bộ mẹng, ví đúm, hát mỡi... những làn điệu dân ca rất phổ biến, họ hát thường rang khi đi làm trên nương rẫy, hát ru bên nôi, xắc bùa trong lễ hội đầu xuân hay họ bộ mẹng bên những vò rượu cần và cả những lúc tỏ tình nam nữ... Người già hát dân ca và người trẻ cũng hát. Họ hát là để chia sẻ cho nhau những lúc buồn vui, những nỗi niềm trong cuộc sống, hát để ca ngợi sản xuất, hát để mong cuộc sống tốt đẹp hơn.

 

Về hát xắc bùa hay còn gọi là xéc bùa đó là một hình thức hát dân ca ra đời từ rất xa xưa mà chứng tích được nhắc đến trong sử thi “Đẻ đất, đẻ nước”. Xắc bùa có nghĩa là xách cồng chiêng đi hát của các phường bùa. Hát xắc bùa là một loại hình dân ca được sử dụng trong các dịp lễ, tết, hội hè hay cưới xin. ý nghĩa của hình thức này là chúc cho một năm mới vui vẻ, cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu... Vào dịp đầu xuân, phường bùa tập trung thành từng đội và họ cầm chiêng đi hát xắc bùa khắp bản làng. Nhà nào cũng háo hức để nghe tiếng chiêng xắc bùa và nhận những lời chúc tốt đẹp đầu năm từ những lời ca, tiếng hát của phường bùa.

 

Bộ mẹng (nói chuyện) là loại dân ca tự bộc bạch tâm tình trong các dịp lễ, hội của đồng bào Mường hát bộ mẹng không chỉ để ca ngợi cuộc sống yên bình, no đủ và yên ấm mà bộ mẹng nhiều khi còn là những khúc tâm tình, những lúc giao duyên nam nữ. Trong những câu hát thường thiên về tình yêu trai gái, là những câu hát thăm dò ý tứ. Bên những bếp lửa hay dưới những ánh trăng đêm rằm, các chàng trai, cô gái trao duyên qua từng câu hát, những tâm tình được gửi trọn qua lời những lời hát thật giản dị và trong sáng.

 

Hát rằng thường hay thường rang là hình thức hát dân ca trong các dịp vui mừng mùa, mừng đám cưới hay mừng nhà mới... Đây là lối hát dân dã, lối kể những chuyện ca ngợi cuộc sống lao động, phong tập tục quán, tín ngưỡng tốt đẹp của người lao động, thể hiện mong muốn về cuộc sống sung túc, đầy đủ. Loại hát này có thể hát cá nhân hay tập thể hoặc đối đáp nam nữ nhưng chủ yếu là hát đối đáp nam nữ. Bên nam và bên nữ hát thành chặng dài, có mở đầu, có kết thúc và hình thức hát dân ca này đã có từ rất lâu đời.

 

Ngoài các hình thức trên, dân ca Mường còn có các hình thức: hát ví đúm (là hình thức hát đối đáp trong khi đi đường, đi chợ, đi hội); hát ví (là hình thức hát ví von của người Mường); hát mỡi, hát ru, hát đồng giao... Tất cả đã đóng góp thêm cho sự phong phú của kho tàng dân ca Mường.

 

Những ai là người con đất Mường chắc cũng đôi lần đã được nghe những làn điệu dân ca ngọt ngào của dân tộc mình và chắc hẳn cũng không ít người đã lớn lên từ những lời ru ngọt ngào đó của bà, của mẹ. Những lời ru đó sẽ theo ta cùng năm tháng, mãi trong tim ta như những gì trong trẻo nhất về tuổi thơ và chẳng thể nào quên trong suốt cuộc đời.

 

                                                                              Bùi Thu

 

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục