"Cô dâu đại chiến" và "Long Ruồi" - hai phim Việt hút khách nhất năm qua - đều là của hai đạo diễn Việt kiều, Victor Vũ và Charlie Nguyễn.

Hàng loạt giải thưởng quốc tế và các dấu mốc mới về doanh thu phim Việt là những niềm an ủi lớn trong một năm mà ngành nghệ thuật thứ bảy chịu tác động nặng nề sau vụ thất thoát 38 tỷ đồng tại Cục điện ảnh.

 

Năm 2011, xu thế phát triển của điện ảnh Việt Nam đã dần trở nên rõ nét. Trong khi khu vực điện ảnh tư nhân ngày một lớn mạnh, tạo ra thị trường kinh doanh sôi nổi, đầy tính cạnh tranh; thì ở khu vực nhà nước quản lý, những tồn đọng vẫn tái diễn.

Năm của kỷ lục doanh thu

Dịp Tết Tân Mão, điện ảnh Việt Nam chỉ có ba bộ phim mới được ra mắt là Cô dâu đại chiến, Bóng ma học đườngThiên sứ... 99, ít hơn hẳn so với mọi năm. Tuy nhiên, kết quả thu được thì vượt trội những mùa phim Tết trước. Chỉ trong hơn 10 ngày chiếu, ba phim này thu về 47 tỷ đồng. Tổng doanh thu gần 2 triệu USD (xấp xỉ 42 tỷ đồng) đã đưa Cô dâu đại chiến trở thành phim ăn khách nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam.

Cô dâu đại chiến nắm giữ kỷ lục được hơn nửa năm thì bị Long Ruồi tiếm ngôi. Tác phẩm của đạo diễn Charlie Nguyễn sau một tháng ra rạp đã cán mốc 2 triệu USD (42 tỷ đồng) và lập nên nhiều kỷ lục cho điện ảnh Việt Nam: Phim Việt có doanh thu cao nhất trong ba ngày đầu công chiếu, phim Việt có nhiều fan nhất, phim Việt đạt doanh thu 1 triệu USD trong thời gian nhanh nhất và phim Việt ăn khách nhất trong lịch sử.

Các phim Việt ra mắt năm 2011

- Thiên sứ... 99
- Cô dâu đại chiến
- Bóng ma học đường (3D)
- Saigon Yo!
- Giữa hai thế giới
- Lệnh xóa sổ
- Long Ruồi
- Hot boy nổi loạn
- Cảm hứng hoàn hảo
- Mùi cỏ cháy
- Tâm hồn mẹ
- Tối nay, 8 giờ!
- Hoán đổi thân xác
- Cột mốc 23

Khán giả cũng quan tâm nhiều hơn tới các bộ phim trong nước. Trong năm qua, các tác phẩm điện ảnh Việt Nam dù hay - dở đều gây được sự chú ý trong dư luận hay cộng đồng mạng. Những bộ phim có chất lượng trung bình như Giữa hai thế giới, Thiên sứ... 99 hay Bóng ma học đường cũng thu được kết quả vượt kỳ vọng của nhà sản xuất. Các tác phẩm đem đi LHP quốc tế như Bi, đừng sợ (đạo diễn Phan Đăng Di) hay Hot boy nổi loạn (Vũ Ngọc Đãng) kéo được khá nhiều khán giả tới rạp. Tác phẩm đầu tay của đạo diễn Phan Đăng Di tuy chỉ được chiếu giới hạn tại ba rạp trong cả nước nhưng vẫn hút hơn 3.000 lượt khán giả sau ba ngày.

Chính bởi doanh thu khả quan trong những năm gần đây, nên phim Việt giờ không còn tập trung vào mùa Tết nữa mà trải dài suốt năm với các mùa phim được định hình rõ rệt: Tết, mùa phim nghệ thuật - hàn lâm (khoảng tháng ba), dịp 30/4 và 1/5, mùa phim hè, mùa phim thu và mùa phim Noel. Năm nay, điện ảnh Việt Nam có 14 phim mới được ra mắt.

Năm kỷ lục về giải thưởng quốc tế

Chưa bao giờ điện ảnh Việt Nam được vinh danh tại các LHP quốc tế nhiều như năm nay. Sau khi ra mắt tại LHP Cannes vào năm 2010 và giành hai giải tại tuần lễ phê bình phim, Bi, đừng sợ tiếp tục chu du đi gần 50 liên hoan phim quốc tế khác trên khắp thế giới. Các giải thưởng nổi bật mà bộ phim đầu tay của đạo diễn Phan Đăng Di đạt được trong năm qua là Trống đồng cho Phim truyện xuất sắc tại LHP quốc tế người Việt (ViFF) ở California (Mỹ), Quay phim xuất sắc tại LHP Mediawave (Hungary), giải Grand Prix du Jury tại Angers Premiers Plans (Pháp)...

"Bi, đừng sợ" tiếp tục gặt hái được nhiều thành công tại các LHP quốc tế trong năm qua.

Đại diện Việt Nam tại LHP quốc tế uy tín nhất của châu Á - Busan (Hàn Quốc) - là một cái tên xa lạ - đạo diễn 63 tuổi Síu Phạm (tên thật Phạm Thị Nhung) với phim truyện đầu tay Đó... hay đây?. Bộ phim kể về gia đình một nữ Việt kiều có chồng là người ngoại quốc nghỉ hưu về sống tại một làng chài ven sông ở Việt Nam đã gây nhiều ấn tượng với khán giả nước bạn khi tham dự hạng mục Những xu hướng mới - dành cho phim truyện đầu tay của các đạo diễn trên thế giới.

Bộ phim đầu tiên khai thác đề tài đồng tính dưới khía cạnh tích cực và sâu sắc - Hot boy nổi loạn của Vũ Ngọc Đãng - tham dự LHP quốc tế Toronto (Canada) và chiếu mở màn LHP đồng tính ở Hong Kong. Nhiều khả năng bộ phim này cũng sẽ tham dự LHP quốc tế Berlin (Đức) sắp diễn ra vào tháng 1/2012.

Ba gương mặt nữ thuộc thế hệ diễn viên mới của điện ảnh Việt Nam là Minh Hương, Lan Ngọc và Phùng Hoa Hoài Linh gặt hái nhiều vinh quang trên đấu trường quốc tế năm qua với vai diễn điện ảnh đầu tay. Với vai Nương trong Cánh đồng bất tận, Ninh Dương Lan Ngọc nhận danh hiệu Nữ diễn viên chính quốc tế được yêu thích nhất tại LHP Kim Kê - Bách Hoa lần thứ 20, do Hội điện ảnh Trung Quốc tổ chức.

Lan Ngọc, Hoài Linh và Minh Hương - ba gương mặt nữ làm rạng danh điện ảnh nước nhà trên
Lan Ngọc, Hoài Linh và Minh Hương - ba gương mặt nữ làm rạng danh điện ảnh nước nhà trên "đấu trường" quốc tế năm qua.

Giữa tháng 12, tại LHP quốc tế Dubai, diễn viên "nhí" 12 tuổi Phùng Hoa Hoài Linh được xướng tên là Nữ diễn viên chính xuất sắc với vai Thu trong phim Tâm hồn mẹ của đạo diễn Nhuệ Giang. Với thành tích này, Hoài Linh ghi danh vào lịch sử điện ảnh Việt Nam là gương mặt trẻ tuổi nhất giành giải diễn viên xuất sắc tại một LHP quốc tế. Những ngày cuối năm, Minh Hương của Đừng đốt tiếp tục mang lại tin vui cho điện ảnh nước nhà khi giành giải Nữ diễn viên xuất sắc tại LHP Volokolamsk tại Nga.

Việt Nam cũng được mời trở thành thành viên thứ 17 của Hội đồng điện ảnh châu Á (AFCNet) có trụ sở tại Busan (Hàn Quốc). Tham gia tổ chức này, chúng ta có cơ hội phát triển phim độc lập và khuếch trương điện ảnh nước nhà tại các diễn đàn và LHP lớn trên thế giới.

Bê bối cũng lên đến quy mô... kỷ lục

Vụ "rút ruột" 38 tỷ đồng của cựu kế toán Cục điện ảnh là scandal lớn nhất năm qua của điện ảnh trong nước. Vụ việc gây bức xúc cho nhiều người, đặc biệt là giới nghệ thuật và để lại hậu quả nghiêm trọng. Sau sự việc, ông Lại Văn Sinh, nguyên Cục trưởng và ông Lê Ngọc Minh, nguyên Cục phó Cục điện ảnh đã nộp đơn từ chức.

Sau khi có tin kế toán Cục điện ảnh ôm số tiền (được xác định lúc đó là 42 tỷ đồng) bỏ trốn ra nước ngoài hồi tháng 6, giới nghệ sĩ, bao gồm cả các NSND và NSƯT cùng các nhân vật kỳ cựu của điện ảnh trong nước ký vào lá đơn kiến nghị gửi lên Thủ tướng, Chủ tịch nước, yêu cầu làm rõ trách nhiệm các cơ quan chức năng và các cá nhân liên quan tới việc để thất thoát một số tiền quá lớn.

Liên hoan phim Việt Nam 17 diễn ra tẻ nhạt, đìu hiu tại Phú Yên.
Liên hoan phim Việt Nam 17 diễn ra tẻ nhạt, đìu hiu tại Phú Yên.

Lãnh đạo Bộ khẳng định sẽ truy xét vụ việc tới cùng, nhân viên thụt két bị truy nã. Scandal này ầm ĩ trên các mặt báo một thời gian rồi lại tạm lắng để chờ đợi kết quả điều tra. Vụ thất thoát khiến điện ảnh nhà nước vốn đã khó khăn, thiếu thốn nay lại càng èo uột.

Việc thay đổi lãnh đạo Cục điện ảnh cũng khiến Ban tổ chức LHP Việt Nam phải thay đổi theo. Tại LHP Việt Nam 17 vừa diễn ra tại Phú Yên giữa tháng 12, vị trí trưởng ban chỉ đạo do Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch đảm nhiệm, thay vì giao cho Cục điện ảnh.

Tại "dòng sông điện ảnh" ở LHP Việt Nam 17, người hâm mộ xúc động khi đêm khai mạc, các nghệ sĩ gạo cội thuộc thế hệ đầu tiên vẫn còn đứng chung bên nhau, mỉm cười và nhìn về những năm tháng hào hùng của quá khứ. Tuy nhiên, nhìn về tổng thể LHP, nhiều người chỉ biết lắc đầu ngao ngán bởi tầm nhìn, cơ cấu giải thưởng cũng như cách tổ chức bao nhiêu năm qua vẫn rập khuôn, giậm chân tại chỗ mà không có chút nào "hội nhập với quốc tế".

Các nghệ sĩ trẻ thờ ơ với LHP do mải chạy sô cuối năm, đêm bế mạc diễn ra tẻ nhạt, gây buồn ngủ cho cả người xem trực tiếp lẫn xem qua truyền hình. Các diễn viên thì ai có giải mới tới Phú Yên vào phút chót. Nhiều bộ phim chất lượng trung bình, thậm chí còn bị coi là "thảm họa" như Vũ điệu đam mê, Thiên sứ... 99 hay Công chúa teen và ngũ hổ tướng được xếp ngang hàng với Tâm hồn mẹ, Mùi cỏ cháy... Đề cử làm cẩu thả, giải thưởng được trao cho những người không có tên trong danh sách công bố trên màn hình, hoặc phim có ba đề cử thì hai cái tên cùng giành chiến thắng cho "vui cửa vui nhà".

Các giải thưởng của LHP quốc gia lần thứ 17 gây nhiều tranh cãi.

Sau đêm bế mạc, nhiều người vẫn không thể hiểu được rằng, tại sao một bộ phim trung bình, thất bại cả về doanh thu lẫn chất lượng nghệ thuật như Vũ điệu đam mê lại có thể giành được nhiều giải thưởng đến vậy, trong đó có cả Bông sen bạc cho phim truyện nhựa. Nhiều khán giả xem truyền hình còn coi đây là một "thảm họa" của Liên hoan phim quốc gia.

 

                                                               Theo VnExpress

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục