(HBĐT) - Không rõ từ bao giờ “Vui như tết” đã thành câu cửa miệng. Trước tiên hãy nói về vui. Theo Khổng Tử thì vui cũng có hai loại vui: vui có lợi, vui có hại. Vui vì được điều tiết lễ nhạc, vui vì nói lên được điều tốt của người khác, vui có nhiều bạn hữu - là ba thứ vui có lợi. Vui vì kiêu ngạo, vui vì chơi bời phóng túng, vui vì yến tiệc say - là ba thứ vui có hại.

 

Hồi còn làm giám đốc doanh nghiệp Nhà nước ( tất nhiên là chưa cổ phần hóa), chúng tôi tự đúc kết tính cách của một giám đốc là “ba tý” . Vui một tý, say một tý và liều một tý. Vâng! Vẫn xếp vui lên trước. Ca dao lại có câu “Tay cầm bầu rượu nắm nem - mải vui quên hết lời em dặn dò”. Cha ông ta đã từng đúc kết: Tiếng cười bằng mười thang thuốc. Trên đời này chẳng ai thích buồn và chẳng ai lại không thích vui nhưng xem ra, mỗi lứa tuổi và mỗi thời con người có những thú vui khác nhau. Lại nói về tết - đó là dịp dành cho sự xum họp, đoàn tụ sau một năm trời làm lụng kiếm sống. Mỗi người đều có sự dành dụm cho tết, nào ăn, nào mặc, nào đi lại và cả quà tết cho nhau nữa. Những người đứng đầu một cơ quan, một doanh nghiệp vào thời điểm này có khi lo “bạc mặt”, càng đông người, càng có nhiều quan hệ, càng phải lo. Vì thế trẻ nhỏ thường mong tết hơn người lớn? Nhớ lại hồi còn trẻ con, tôi thích nhất tết về sẽ có bộ quần áo mới, được nghe lợn kêu râm ran cả xóm vào ngày 28- 29 tết với quả bóng (bàng quang lợn) để chơi trong dịp tết, được ra áng còn xem các anh, các chị trong làng ném còn, hát đối...

 

Trở lại thú vui ngày tết xưa, người đến nhà chúc tết nhau hầu như đều phải ngồi vào mâm rượu, nếu không sẽ “dông” - cả năm mới sẽ đói ăn! Người tuổi cao thì ngồi mâm rượu lâu hơn con trẻ nhưng cũng chỉ nhâm nhi cút rượu nút lá chuối với những chiếc chén nhỏ, gọi là chén mắt trâu, ngồi mâm rượu chỉ để nói chuyện là chính, chén rượu chỉ là “cái cớ”. Xét theo “tiêu chí “ nói trên của Khổng Tử thì vui đây là vui vì có bạn hữu - vui có lợi - chăng? Thế nhưng, ngày nay ở nông thôn, trong các tiệc rượu, con trẻ lại ngồi lâu hơn người tuổi cao, không ít thanh - thiếu niên lại tìm thấy thú vui trong “trăm phần trăm”! Hậu quả của những cuộc vui ấy thật kinh khủng - say sỉn (chân không đụng đất, đầu chẳng thấu trời), tai nạn, bệnh tật và “già trước tuổi”.

 

Tết đến, xuân về. Làm gì để các lứa tuổi vào thời khắc này ai cũng vui như tết- vui có lợi. Đối với các địa phương vùng sâu, vùng xa, các cấp, ngành phải làm gì trước, trong và ngoài tết để ai cũng vui, cũng khỏe, cũng hạnh phúc - như lời chúc năm mới - xem ra còn rất lúng túng. 

 

 

 

                                          Tản văn của Đinh Đăng Lượng

 

Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục